xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nạn nhân bị tạt acid đấu tranh vì công lý

H.Bình (Theo CNN)

(NLĐO) – Năm 2003, khi mới 17 tuổi, Sonali Mukherjee bị 3 người bạn trai mà cô cự tuyệt tạt acid vào mặt nhưng cô không nản lòng trên con đường đấu tranh tìm kiếm công lý.

Sonali đã phải trải qua 27 cuộc phẫu thuật kể từ vụ tấn công vào năm 2003. Trước đây, cô từng là học sinh tiêu biểu tại Dhanbad, bang Jhakhand, phía Đông Ấn Độ. Ở độ tuổi 17, cô còn nổi tiếng xinh đẹp, thông minh dù hoàn cảnh gia đình khá khó khăn. Cha cô làm nhân viên bảo vệ, còn mẹ cô chỉ làm công việc nội trợ.
 
Cô nói: “Tôi đã nhìn thấy cha mẹ tôi phấn đấu vì những điều thiết yếu nhất. Vì vậy, tôi cố gắng đạt được điều gì đó to lớn hầu mong gia đình có cuộc sống tốt hơn”.
 
Thế nhưng, mọi chuyện thay đổi kể từ khi cô bị 3 bạn học nam quấy rối, sau đó tạt acid vì bị khước từ.  Kể từ đó, gia đình cô đã phải dành dụm toàn bộ tiền bạc để chữa trị bệnh tật cũng như phẫu thuật cho cô.
 
img
Sonali Mukherjee khi khuôn mặt đã biến dạng cùng người cha (ảnh trái)
và Mukherjee lúc chưa bị tạt acid. Ảnh: ABC NEWS

Hiện nay, Mukherjee 27 tuổi và nói rằng cô ấy từng cảm thấy mình giống như một xác chết. “Sự cố đó đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của tôi. Tôi mất hết  hy vọng và không biết phải làm gì” – Mukherjee kể quãng thời gian khó khăn của mình. 
 
Sau biến cố của cô, ông nội qua đời, mẹ cô mắc chứng trầm cảm, cả gia đình đều dựa vào người cha. Với ý chí và quyết tâm của cha và con gái, cả hai tiếp tục đấu tranh vì công lý. Mukherjee tâm sự: “Tôi không muốn chết như thế này hoặc sống như thế này. Tôi không thể từ bỏ và phải khỏe hơn. Tôi phải trừng phạt những người đã hãm hại mình và chăm lo gia đình. Thế là tôi đã nắm chặt tay cha và đối mặt với cuộc sống”. 
 
Cha cô phải bán đất tổ tiên của gia đình, vàng bạc và tiết kiệm từng đồng để điều trị cho con gái. Thay vì che giấu khuôn mặt mình, cô gái 27 tuổi quyết định nộp đơn đăng ký tham gia một chương trình được xem nhiều nhất ở Ấn Độ, game show “Ai là triệu phú”, và ra về với phần thưởng 40.000 USD. “Những nạn nhân của các vụ tạt acid thường ngậm đắng nuốt cay nhưng tôi chọn cách đứng lên, la lớn rằng tôi phản đối bạo lực” – Mukherjee nói.

Những người hãm hại cô đã được thả sau khi lãnh án 2 năm tù giam. Mới đây, Ấn Độ vừa thông qua một luật mới vào tháng 4 rằng thủ phạm tạt acid sẽ bị từ 10 năm tù đến chung thân cùng với tiền phạt.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo