xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga làm nóng Bắc Cực

Phạm Nghĩa

Bắc Cực có thể là nơi mới nhất chứng kiến cuộc đối đầu Mỹ - Nga bởi Washington chắc chắn không chịu đứng nhìn Moscow thống trị khu vực này

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22-4 cho biết Moscow cần tăng cường hiện diện tại Bắc Cực và thách thức các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây.

Tuyên bố này cho thấy Nga đang muốn đặt cược tương lai của nền kinh tế vào kế hoạch khai thác nguồn năng lượng dồi dào còn ngủ yên ở Bắc Cực và làm sống lại tuyến vận chuyển đường biển thông qua khu vực này.

 

Một dàn khoan tại khu mỏ Prirazlomnaya của Nga ở Bắc Cực Ảnh: oilrig-photos.com

Một dàn khoan tại khu mỏ Prirazlomnaya của Nga ở Bắc Cực. Ảnh: oilrig-photos.com

 

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng An ninh ở Điện Kremlin, ông Putin cho biết: “Trong thập kỷ qua, Nga từng bước xây dựng và củng cố vị thế của mình tại Bắc Cực. Mục tiêu chính không chỉ giành lấy khu vực đó mà còn là tăng cường sự hiện diện của Nga tại đây”.

Hồi tuần trước, tàu chở dầu Nga đã vận chuyển những chuyến dầu thô đầu tiên ra khỏi khu mỏ Prirazlomnaya ở Bắc Cực, động thái cho thấy Moscow đang tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng thay thế cho miền Tây Siberia dần cạn kiệt.

Bên cạnh đó, theo hãng tin RIA Novosti, ông Putin còn thông báo triển khai một hệ thống căn cứ hải quân cùng tàu ngầm ở Bắc Cực nhằm bảo vệ lợi ích của Nga.

Tổng thống Nga cũng kêu gọi chính phủ rót ngân sách nhà nước cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực đầy tiềm năng này trong giai đoạn 2017-2020 và thành lập cơ quan chuyên trách để giải quyết các vấn đề về Bắc Cực.

Bộ Sinh thái và Tài nguyên Nga còn dự định nộp đơn đề nghị Liên Hiệp Quốc cho phép mở rộng ranh giới thềm lục địa của nước này ra Bắc Cực vào mùa thu tới.

Bộ trưởng Sergei Donskoi tuyên bố: “Chuyên gia của chúng tôi đã thu thập bằng chứng trong thập kỷ qua. Hồi tháng 3, biển Okhotsk được công nhận là biển nội địa của Nga. Đây là một bước đột phá rất quan trọng. Sự thành công của biển Okhotsk là một nhân tố tiền lệ quan trọng để đề nghị mở rộng thềm lục địa ra Bắc Cực của Nga được thông qua trong tương lai”.

Moscow có bước đi tương tự hồi năm 2011 nhưng Ủy ban Liên Hiệp Quốc về ranh giới thềm lục địa từ chối với lý do “cần có nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa”.

Hãng tin Reuters nhận định kế hoạch của Nga đối với Bắc Cực sẽ được một số nước liên quan, nhất là Mỹ, theo dõi sát sao hơn sau vụ sáp nhập Crimea từ Ukraine. Giới phân tích nhận định Bắc Cực có thể là nơi chứng kiến cuộc đối đầu mới nhất giữa Mỹ và Nga bởi Washington chắc chắn không chịu đứng nhìn Moscow thống trị khu vực này.

Ông Chris Smith, một quan chức Bộ Năng lượng Mỹ, nhấn mạnh gần đây: “Phát triển nguồn tài nguyên và khí thiên nhiên tại những nơi như Bắc Cực là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chúng tôi muốn bảo đảm Mỹ sẽ giữ vai trò đi đầu trong hoạt động này”.

Chưa hết, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng kêu gọi Mỹ và Canada lập “mặt trận thống nhất” để đối phó với việc Nga “tích cực mở lại các căn cứ quân sự ở Bắc Cực”.

Ngoài 3 nước này, các quốc gia như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển… đều muốn được chia “phần bánh Bắc Cực”, hứa hẹn sự cạnh tranh ở khu vực này càng thêm gay gắt trong thời gian tới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo