xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga lên án Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay

Huệ Bình - Xuân Mai

Khả năng hợp tác để tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng giữa Nga và phương Tây vừa nhen nhóm có thể bị ảnh hưởng

Căng thẳng lâu nay giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến Syria có thể bùng phát sau vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị bắn hạ gần biên giới Syria ngày 24-11.

“Ankara đâm sau lưng Moscow”

Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho hay máy bay Nga xâm phạm không phận nước này ở gần biên giới Syria và bị các chiến đấu cơ F-16 bắn rơi sau khi phớt lờ tới 10 lần cảnh báo trong vòng 5 phút. Các cảnh quay trên truyền hình cho thấy máy bay “biến thành một quả cầu lửa”. Bộ Quốc phòng Nga sau đó xác nhận chiếc Su-24 bị chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ “bên trong không phận Syria” trong lúc trở về căn cứ không quân Khmeimim. Theo bộ này, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy chiếc Su-24 không xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện có nhiều thông tin khác nhau về số phận của 2 phi công trên chiếc Su-24. Theo các đài CNN, Sky News và Al Arabiya, một phi công trên chiếc Su-24 tử vong, phi công còn lại bị lực lượng người Turkmen ở Syria bắt giữ. Theo hãng tin AP, tìm ra phi công thiệt mạng là nhóm nổi dậy Alwiya al-Ashar của Syria. Tuy nhiên, các phiến quân Turkmen ở Syria tuyên bố đã bắn chết 2 phi công sau khi họ nhảy dù khỏi máy bay.

Đáng chú ý là phiến quân Syria sau đó cho biết một chiếc trực thăng Nga đã bị bắn phía trên tỉnh Latakia - Syria khi đang tìm kiếm các phi công của chiếc Su-24 bị bắn hạ. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng. Còn Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) nói vẫn chưa rõ liệu trực thăng trên buộc phải hạ cánh xuống do trục trặc động cơ hay bị phiến quân bắn trúng.

 

Phi công bung dù (ảnh nhỏ) thoát khỏi chiếc máy bay Su-24 bị bắn hạ ở gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ KỳẢnh: EPA, Anadolu
Phi công bung dù (ảnh nhỏ) thoát khỏi chiếc máy bay Su-24 bị bắn hạ ở gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ KỳẢnh: EPA, Anadolu

 

Ngay sau vụ việc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nặng lời chỉ trích Ankara đâm sau lưng Moscow bằng cách bắn hạ máy bay chiến đấu Nga và hành động như “những kẻ đồng lõa của bọn khủng bố”. Phát biểu trước cuộc gặp với Quốc vương Jordan Abdullah II ở TP Sochi, ông Putin khẳng định máy bay Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn khi đang di chuyển cách biên giới nước này 1 km và không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông Putin, lúc đó máy bay Nga đang truy tìm các mục tiêu khủng bố ở tỉnh Latakia - Syria và Moscow nhận thấy hoạt động vận chuyển dầu của bọn khủng bố từ lãnh thổ Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông chủ Điện Kremlin nhận định tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) giờ đây không chỉ thu lợi từ việc buôn lậu dầu mà còn có sự bảo vệ quân sự của một quốc gia. “Điều này có thể giải thích lý do các nhóm khủng bố lại có hành động táo bạo trên toàn thế giới” - ông Putin nhấn mạnh, đồng thời cảnh báo vụ việc sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ.

Không muốn đi quá xa

Gần như cùng lúc, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cũng lên tiếng khẳng định nước này có quyền phản ứng lại trước bất kỳ hành động xâm phạm không phận nào. Văn phòng Thủ tướng Davutoglu cho biết thêm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vấn đề này ra trước Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong ngày 24-11 chủ trì một cuộc họp an ninh để bàn về vụ việc.  Cùng ngày, NATO cũng họp phiên bất thường theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông Putin cho rằng động thái này dường như cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ muốn NATO phục vụ lợi ích của IS.

Từ khi Nga bắt đầu không kích ở Syria vào cuối tháng 9 qua, Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần cáo buộc máy bay Nga vi phạm không phận và cho chiến đấu cơ xuất kích ngăn chặn. Tháng trước, chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay không người lái của Nga, cũng bị cho là vi phạm không phận.

Theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên lực lượng vũ trang một nước thành viên NATO bắn hạ máy bay Nga hay Liên Xô kể từ những năm 1950. Khả năng hợp tác để tiêu diệt IS giữa Nga và phương Tây vừa nhen nhóm có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông Mark Galeotti, chuyên gia về Nga tại Trường ĐH New York (Mỹ), nhận định không nên quá căng thẳng vì phát biểu cứng rắn của ông Putin. “Tôi cho là Moscow lẫn các nước NATO đều không muốn để việc này đi quá xa. Nga không thể chiến đấu trên nhiều mặt trận ngoại giao cùng lúc, còn châu Âu rõ ràng đang muốn Moscow tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và có thể là cả Ukraine” - ông Galeotti cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo