xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

LỤC SAN

Báo chí Nga đánh giá tổng mức thiệt hại do việc ngưng hợp tác về kinh tế giữa 2 nước là hơn 40 tỉ USD

Chính phủ Nga có thể công bố danh sách các mặt hàng của Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm nhập sang nước này trong ngày 30-11, phù hợp với sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin về áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Ankara để đáp trả vụ máy bay ném bom Su-24 bị bắn hạ. Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Putin, tuyên bố Moscow đã sẵn sàng cho cuộc đối đầu kéo dài với Ankara.

Nga đã cấp 67.000 giấy phép làm việc cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đầu năm 2015 Ảnh: 24 INFO
Nga đã cấp 67.000 giấy phép làm việc cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đầu năm 2015 Ảnh: 24 INFO

Sắc lệnh trên - đăng trên website Điện Kremlin chiều 28-11 (giờ địa phương) - cấm các công ty Nga tuyển dụng công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1-1-2016, hạn chế doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Nga, cấm các chuyến bay thuê giữa 2 nước, thắt chặt kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường bộ Thổ Nhĩ Kỳ để bảo đảm an ninh vận tải tại các cảng biển của Nga trong lưu vực biển Azov - biển Đen.

Ngoài ra, các công ty lữ hành Nga cũng được yêu cầu ngưng bán tour đến Thổ Nhĩ Kỳ. Chế độ miễn thị thực sẽ ngưng từ đầu năm 2016 đối với mọi công dân Thổ Nhĩ Kỳ, trừ những người được phép sinh sống tạm thời hoặc có giấy phép cư trú trên lãnh thổ Nga cũng như những người được cử đến làm việc tại các cơ quan ngoại giao và sứ quán của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyên gia Alexei Zudin, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội và chính trị Nga, nhận định các biện pháp trừng phạt nêu trên đủ để gây thiệt hại cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không nhằm phá vỡ toàn bộ cơ cấu mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Theo ông, sắc lệnh của Tổng thống Putin cân đối, hợp lý, kiềm chế và có trách nhiệm.

“Trong lúc tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có thái độ khiêu khích và thách thức, Nga vẫn tỏ ra kiềm chế và chứng tỏ là một quốc gia có trách nhiệm đối với các lân bang. Sắc lệnh trừng phạt không đụng chạm đến việc cung cấp khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các triển vọng trong mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước” - báo Vzglyad trích dẫn bình luận của ông Zudin cho biết.

Theo hãng tin Newsru, Bộ trưởng Lao động và An sinh xã hội Nga Maxim Topilin tiết lộ chính phủ nước này trong tháng 12 sẽ đưa ra danh sách các nhà sử dụng lao động được phép tiếp tục thuê mướn công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Topilin nhấn mạnh đa số công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến Nga đều được tuyển dụng làm việc trong ngành xây dựng. Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Lao động và Chính sách xã hội Duma quốc gia Nga, ông Mikhail Tarasenko, khẳng định lệnh cấm thuê mướn nhân công Thổ Nhĩ Kỳ không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường Nga.

Báo chí Đức nhận định Ankara phải trả giá vì dám chọc giận Moscow, còn Tổng thống Recep Tayyip Erdogan không thể đối đầu với Nga. Theo báo Der Tagesspiegel, ông Erdogan đang muốn xây dựng một nước Thổ Nhĩ Kỳ mới - một cường quốc tự chủ trong khu vực và sẽ thúc đẩy lợi ích của mình ở vùng Cận Đông - nhưng Nga có thể phá vỡ kế hoạch này. Trong khi đó, giới truyền thông Nga đánh giá tổng mức thiệt hại do việc ngưng hợp tác về kinh tế giữa 2 nước là hơn 40 tỉ USD.

Đáp lại, Ankara tuyên bố lệnh trừng phạt do Tổng thống Putin công bố càng làm tổn hại hơn nữa quan hệ giữa 2 nước trong khi chẳng giải quyết được gì. Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28-11 cũng khuyến cáo người dân nước này nên hoãn các chuyến đi không cấp thiết tới Nga - động thái được đánh giá làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ song phương giữa Moscow và Ankara.

Tổng thống Erdogan đến giờ vẫn chưa xin lỗi về vụ bắn hạ chiếc Su-24 mà chỉ bày tỏ cảm giác “buồn bã”. Tuy nhiên, trong một động thái được cho là nhằm xoa dịu căng thẳng, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết thi thể trung tá phi công Nga Oleg Peshkov, người tử nạn trong vụ Su-24 bị bắn hạ, đã được đưa từ Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ vào chiều 29-11 và sẽ được chuyển về Nga.

“Vùng cấm bay” ở Syria

Việc Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 tại căn cứ Khmeimin gần tỉnh Latakia, kết hợp với các thiết bị gây nhiễu và chiến tranh điện tử khác đã biến hầu hết lãnh thổ Syria thành một vùng cấm bay dưới sự kiểm soát của Moscow. Hệ thống S-400 được triển khai đến Syria hôm 25-11, tức một ngày sau khi máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga. Kể từ đó, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngưng chiến dịch không kích ở Syria, gồm cả việc ném bom các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Máy bay của Ankara thậm chí còn tránh hoạt động gần biên giới Syria.

Người phát ngôn của liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu hôm 27-11 khẳng định sự thiếu vắng các cuộc không kích ở Syria không phải do S-400. Tuy nhiên, các nguồn tin quân sự của mạng thông tin tình báo DEBKAfile (Israel) cho rằng cả Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Israel đều không có bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào trong việc ứng phó với S-400 - hệ thống phòng không có thể bắn hạ máy bay tàng hình, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến lược. Sau khi có mặt tại căn cứ Khmeimin, phạm vi hoạt động của S-400 đang bao quát ít nhất 3/4 lãnh thổ Syria, phần lớn lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, toàn bộ lãnh thổ Lebanon, Cyprus và 1/2 lãnh thổ Israel. Sim Đỗ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo