xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng theo tinh thần thánh Allah

KHÁNH LINH

Mỹ đang ra sức tìm kiếm các kênh tài chính của Osama Bin Laden. Nhưng thật khó mà phát hiện toàn bộ hệ thống đó, bởi vì hệ thống ngân hàng theo tinh thần thánh Allah rất tinh tế và rắc rối.

Ða dạng và phổ biến: Việc lựa chọn tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế New York làm mục tiêu tấn công của bọn khủng bố mang ý nghĩa tượng trưng rất lớn. Các tòa nhà cao ốc mới sụp đổ là biểu tượng của nền kinh tế kiểu phương Tây, mà theo quan niệm Hồi giáo thì đầy tội lỗi, bất công và đáng bị xóa bỏ. Sự sụp đổ đó hầu như không ảnh hưởng gì đến acác ngân hàng kiểu Hồi giáo: Chúng đa dạng và phổ biến khắp thế giới đến nỗi không một cuộc tấn công nào có thể làm chúng bị tiêu diệt.

Khoảng 30 – 40 năm trước, hệ thống ngân hàng tại các nước theo Hồi giáo cũng giống như ở các nước phương Tây, tức là không bị bất cứ một giới hạn tôn giáo nào. Nhưng khi Hồi giáo bắt đầu được chấn hưng, những người cha tinh thần của tôn giáo này nói rằng hệ thống tài chính đó mâu thuẫn với ý nguyện của thánh Allah. Theo kinh Koran, thánh Allah nghiêm cấm việc cho vay lấy lãi. Mà việc cho vay lấy lãi lại chính là nội dung cơ bản nhất của hệ thống ngân hàng kiểu phương Tây.

Cố gắng đầu tiên làm cho hệ thống ngân hàng phù hợp với tinh thần của thánh Allah được thử nghiệm tại Ai Cập. Năm 1963, nhà tài phiệt Ahmed al-Nadjar thành lập một ngân hàng tiết kiệm không trả lãi. Ngân hàng tự đầu tư vào thương mại và công nghiệp, sau đó chia lợi nhuận theo tỉ lệ đóng góp của những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Quy trình tài chính đó được coi là phù hợp với tinh thần của thánh Allah.

Năm 1967, trên đất Ai Cập đã có tới 9 ngân hàng kiểu đó. Mặc dù ý nghĩa tôn giáo của hệ thống tài chính mới này vẫn chưa được phổ biến chính thức, nhưng Chính phủ Ai Cập đã kịp lo ngại hệ thống mới sẽ đe dọa hệ thống ngân hàng nhà nước và quyết định áp dụng những biện pháp rất cứng rắn. Kết quả là Ahmed al-Nadjar bị loại khỏi cuộc chơi, phải chạy trốn sang Sudan, sau đó sang Ả Rập Saudi.

Quê hương của nhà tiên tri Mohamed đã đánh giá chính xác ý tưởng kinh doanh của al-Nadjar. Ả Rập Saudi trở thành trung tâm quốc tế của hệ thống ngân hàng Hồi giáo. Các nước Ả Rập khác cũng nối đuôi nhau cải cách hệ thống ngân hàng của mình theo gương Ả Rập Saudi. Cuộc khủng hoảng năng lượng đầu những năm 1970 càng làm cho ý tưởng của al-Nadjar tăng thêm tính thuyết phục. Việc gửi tiền trong các ngân hàng phương Tây không những phải chịu lãi suất thấp, thiếu đảm bảo mà còn mâu thuẫn với tinh thần Hồi giáo. Thành thử, các ông chủ dầu lửa bắt đầu gửi tiền vào các ngân hàng Hồi giáo. Năm 1975, các nước thành viên Tổ chức Liên hợp Hồi giáo quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Hồi giáo để ủng hộ hệ thống các ngân hàng Hồi giáo tư nhân trên khắp thế giới và quảng bá cho việc “Hồi giáo hóa” hệ thống kinh tế thế giới. Mỗi năm, ngân hàng này chi tới 2 tỉ USD cho việc đó. Ðến nay, toàn bộ hệ thống ngân hàng Hồi giáo trên thế giới đã thu hút được không dưới 200 tỉ USD.

Hệ thống tài chính Hồi giáo ngày nay bao gồm hàng nghìn đơn vị kinh doanh: các ngân hàng, holding, công ty bảo hiểm, cho thuê tài chính, kiểm toán, tư vấn... Số lượng các đơn vị đó càng ngày càng gia tăng. Nhiều đơn vị trở thành những công ty xuyên quốc gia khổng lồ. Chẳng hạn: Al-Tofic and Al-Amin Company có tới 260 công ty con (trong đó có 24 ngân hàng) hoạt động trên 40 nước với tổng vốn vượt 6 tỉ USD. Các ngân hàng Hồi giáo không chỉ chiếm lĩnh thị trường tài chính các nước Ả Rập, mà còn xâm lấn sang các nước khác. Người ta thấy sự hiện diện của ngân hàng Hồi giáo tại Anh, Mỹ, Pháp, Ðức, Ý... Thậm chí tại Anh, có tới 3 trường đại học mở bộ môn nghiệp vụ ngân hàng Hồi giáo.

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định rằng hệ thống ngân hàng Hồi giáo chỉ tồn tại được trong điều kiện bùng nổ dầu lửa. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh điều ngược lại: Các ngân hàng Hồi giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bất kể nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cuộc tụt giảm giá dầu nghiêm trọng. Mặc dù vậy, thành công của các ngân hàng kiểu này cũng không đáng khích lệ lắm và hầu như rất ít người không sống trong thế giới Ả Rập hay biết gì về hệ thống ngân hàng này. Họ chỉ chú ý đến nó sau khi hai tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế New York sụp đổ. Mà chú ý không phải để gửi tiền, mà để tìm tiền của Osama Bin Laden. Cũng theo các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm, Mỹ thật khó truy tìm trong cái “mớ bòng bong” ngân hàng Hồi giáo được những tài khoản của Osama Bin Laden và đồng bọn của y, bởi việc giữ bí mật những tài khoản đó không chỉ đảm bảo cho uy tín của ngân hàng trong con mắt các khách hàng của họ, mà còn đảm bảo cho mạng sống của các ông chủ ngân hàng đó nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo