xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngoại trưởng Kerry đi thăm 9 nước

Cao Tuấn

John Kerry xem chuyến công du đầu tiên của ông với tư cách Ngoại trưởng Mỹ như một chuyến đi để lắng nghe. Tuy nhiên,các nhà lãnh đạo mà ông sẽ gặp lại muốn ông có ý kiến về Syria, Iran và cuộc xung đột Israel - Palestine.

Ông Kerry rời Mỹ hôm 24-2 để bay sang Anh, chặng đầu tiên trong chuyến công du kéo dài 11 ngày đến 9 nước. Sau London, ông sẽ đến Berlin, Paris, Rome, Ankara, Cairo, Riyadh, Abu Dhabi, Doha. Đó là chuyến đi đầu tiên của một người không cần giới thiệu nhiều, bởi lẽ ông đã có đến 28 năm phục vụ tại Thượng viện Mỹ, phần lớn trong vai trò thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và 4 năm cuối cùng là chủ tịch của ủy ban này.

Sau các cuộc nói chuyện với đồng minh ở London, Berlin và Paris, ông Kerry sẽ bay sang Rome để gặp các thành viên của phe đối lập Syria cũng như một nhóm nước rộng rãi hơn ủng hộ họ trong nỗ lực tìm cách phế truất Tổng thống Bashar al-Assad sau cuộc nổi dậy kéo dài gần 2 năm ở Syria.

Trong khi Liên minh Dân tộc đối lập ở Syria sẵn sàng thương lượng một thỏa thuận hòa bình để kết thúc cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, các thành viên ủng hộ liên minh ở Ý lại giữ quan điểm ông Assad phải từ chức và không thể tham gia vào bất cứ cuộc dàn xếp nào. Sự khác biệt lớn về chính kiến giữa các bên, phe đối lập thiếu ảnh hưởng đối với quân nổi dậy và tình trạng bế tắc về ngoại giao quốc tế đã cùng đẩy cuộc chiến đến chỗ ác liệt. 

Tình trạng nhùng nhằng còn có lý do để tồn tại khi mà, về phía Mỹ, Tổng thống Barack Obama chủ trương giới hạn sự ủng hộ của Mỹ đối với phe nổi dậy tại Syria ở mức không gây chết người. Cho nên, dù nhận được vũ khí từ Qatar và Ả Rập Saudi, trang bị của họ vẫn nghèo nàn so với quân đội và lực lượng trung thành với Assad.

Dù chính quyền Obama dường như đang suy nghĩ lại vấn đề vũ trang cho phe nổi dậy, ít có dấu hiệu cho thấy sắp có một cách tiếp cận mới đối với Syria. Chuyên gia Jon Alterman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận xét. “Tôi khó có thể hình dung bây giờ là lúc khởi sự một chiến lược mới của Mỹ bởi vì ông ấy (John Kerry) vẫn chưa có một đối tác ở Bộ Quốc phòng” - Alterman nói.

Tuy không thấy dấu hiệu nào của một chiến lược mới xuất hiện nhưng Jon Alterman lại nhìn thấy khả năng Ngoại trưởng Kerry muốn được tham gia (vào chiến lược mới) và chuyên gia này hiểu đâu là sự lựa chọn để dịch chuyển điều gì đó theo một hướng khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo