xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người di cư kén chọn

Xuân Mai

Bồ Đào Nha đánh tiếng sẽ tiếp nhận 10.000 người tị nạn đến châu Âu nhưng mới có 234 người tới nước này

Giữa lúc khủng hoảng di cư gây không ít khó khăn cho chính phủ Hy Lạp, đổ dầu vào bất ổn chính trị ở Đức thì thiện chí của Bồ Đào Nha lại không được chú ý. Nỗi lo dân số sụt giảm là lý do khiến Bồ Đào Nha trải thảm đón người tị nạn. Với đà giảm và lão hóa dân số mỗi năm, đến cuối năm 2014, Bồ Đào Nha còn khoảng 10,37 triệu người trong khi nền kinh tế suy yếu đã đẩy nhiều người trong độ tuổi lao động ra nước ngoài tìm việc.

Mặc dù kinh tế Bồ Đào Nha đã hồi phục trong năm 2014 và tăng trưởng vào năm ngoái nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (12,3%, gần gấp 3 lần ở Đức). Theo trang tin Bloomberg, điều này góp phần làm giảm sức hút của Bồ Đào Nha trong mắt người di cư.

Ông Rui Serra, nhà kinh tế trưởng Ngân hàng Caixa Economica Montepio Geral (Bồ Đào Nha), nhận định: “Người di cư thường tìm đến Trung Âu, nơi có thu nhập bình quân đầu người cao hơn”. Tuy nhiên, chính phủ Bồ Đào Nha chỉ ra một số lý do khác đến từ Liên minh châu Âu (EU) như sự phối hợp nội khối kém, chênh lệch giữa các nền kinh tế thành viên…


Hàng ngàn người di cư, trong đó có nhiều trẻ em, đang ở trong trại tị nạn Nizip, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: EPA

Hàng ngàn người di cư, trong đó có nhiều trẻ em, đang ở trong trại tị nạn Nizip, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: EPA

Không chỉ bị người di cư “ngó lơ”, Bồ Đào Nha còn gặp khó khăn trong việc thuyết phục chính người dân của mình ở lại. Kể từ năm 2011, số người rời khỏi Bồ Đào Nha luôn cao hơn lượng người nhập cư hằng năm.

Trong khi đó, nhằm đẩy nhanh giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, Ủy ban châu Âu (EC) đang cân nhắc phạt các nước thành viên EU không chịu chấp nhận hạn ngạch phân bổ, với mức phạt khoảng 250.000 euro/người tị nạn bị từ chối tiếp nhận. EC đang muốn phân chia 160.000 người di cư đến châu lục này vào năm ngoái.

Kế hoạch phân bổ vấp phải sự phản đối từ các nước Đông Âu, với 2 lý do chính: Tiếp nhận người tị nạn hay không là quyết định mang tính chủ quyền quốc gia và người dân trong nước phản đối người tị nạn Hồi giáo. Thêm vào đó, người di cư muốn đến Đức và Thụy Điển, thay vì các nước Đông Âu, cũng là nguyên nhân đẩy kế hoạch phân bổ vào bế tắc.

Cũng liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư, EC sẽ đề xuất trao quy chế miễn thị thực cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ để đi lại tự do trong khu vực Schengen của châu Âu. Thay đổi này có thể bắt đầu có hiệu lực tháng 7 tới nếu được Nghị viện châu Âu và các nước thành viên thông qua. Tuy nhiên, EC cho rằng vẫn còn một số điều kiện cần được Ankara đáp ứng để đổi lấy quy chế miễn thị thực, như tích cực phòng chống tham nhũng và bảo đảm luật khủng bố phù hợp với các tiêu chuẩn của châu Âu.

Đây là một phần thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó, người nhập cư đến Hy Lạp trái phép từ ngày 20-3-2016 sẽ bị đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu không nộp đơn xin tị nạn hoặc đơn xin tị nạn của họ bị từ chối.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo