xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người Iran tiếp tục chọn cải cách

HOÀNG PHƯƠNG

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Iran cho thấy phe ôn hòa, ủng hộ cải cách đang thắng thế trước những người theo đường lối bảo thủ

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tái đắc cử sau khi dễ dàng đánh bại các đối thủ trong cuộc bầu cử hôm 19-5. Bộ trưởng Nội vụ Abdolreza Rahmani ngày 20-5 cho biết ông Rouhani giành được 57% phiếu bầu, vượt xa người đứng ngay sau ông, ứng viên Ebrahim Raisi (38,5%).

Chương trình nghị sự tham vọng

Truyền thông địa phương cho biết tỉ lệ cử tri bỏ phiếu gần 75% - một con số góp phần vào chiến thắng của ông Rouhani. Khoảng 23,5 triệu cử tri bỏ phiếu cho đương kim tổng thống trong cuộc bầu cử lần này, cao hơn nhiều so với con số 18,6 triệu phiếu (tỉ lệ 50,1%) ông nhận được 4 năm trước.


Người Iran tiếp tục chọn cải cách - Ảnh 1.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani chào người ủng hộ ở Tehran hôm 19-5. Ảnh: Reuters

Kết quả trên không gây nhiều ngạc nhiên vì ông Rouhani được xem là ứng viên sáng giá nhất trước thềm bầu cử, một phần vì những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ đầu tiên (kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát giảm xuống dưới 10%, sản xuất dầu được đẩy mạnh…). Việc đương kim tổng thống tái đắc cử cho thấy phần lớn người dân Iran tiếp tục ủng hộ các biện pháp cải cách kinh tế và nỗ lực cải thiện quan hệ với phương Tây - thể hiện qua thỏa thuận hạt nhân được Tehran ký kết với 6 cường quốc năm 2015 - mà nhà lãnh đạo này đang theo đuổi.

Theo thỏa thuận trên, Iran kiềm chế chương trình làm giàu urani để đổi lấy sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt của quốc tế. Kết quả bầu cử cũng chứng tỏ phe ôn hòa, ủng hộ cải cách đang thắng thế trước những người theo đường lối bảo thủ tại Iran.

Trong quá trình tranh cử, ông Rouhani đưa ra một danh sách những việc cần làm, thậm chí còn tham vọng hơn cả nhiệm kỳ đầu tiên, như chỉnh sửa hệ thống ngân hàng đang gặp khó bởi các khoản cho vay bất động sản xấu, mở rộng lĩnh vực tư nhân… "Tôi nghĩ ông Rouhani sẽ táo bạo hơn nhiều trong nhiệm kỳ thứ hai" - ông Cyrus Razzaghi, Chủ tịch Công ty tư vấn Ara Enterprise ở Tehran, nhận định.

Dù vậy, chương trình nghị sự sắp tới của ông Rouhani chắc chắn chịu nhiều sức ép trong nước. Nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei có quyền phủ quyết mọi chính sách trong lúc phe bảo thủ vẫn kiểm soát các lực lượng an ninh và tư pháp.

Môi trường thay đổi

Về mặt đối ngoại, một trong những cam kết nổi bật của ông Rouhani là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt còn lại của quốc tế liên quan đến những vấn đề như chương trình tên lửa đạn đạo và nhân quyền. Dù vậy, trang Bloomberg nhận định đây là "nhiệm vụ gần như bất khả thi".

Ngay trước thềm bầu cử, Bộ Tài chính Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào một số quan chức quốc phòng Iran và một công ty Trung Quốc có liên hệ với chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran. Iran lập tức gọi động thái này có thể gây hại cho thỏa thuận hạt nhân cũng như trừng phạt trả đũa một số cá nhân, công ty Mỹ.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Ả Rập Saudi và sau đó là Israel trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên phần nào nêu bật môi trường bên ngoài Iran ít nhiều thay đổi kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới cũng như những thách thức mà ông Rouhani đối mặt trong nhiệm kỳ tới. Ngay trong ngày kết quả bầu cử Iran được công bố, ông Trump đã mang theo đề xuất bán số vũ khí trị giá 100 tỉ USD đến Ả Rập Saudi, đối thủ hàng đầu của Iran tại khu vực.

Reuters cho biết bên cạnh các thương vụ vũ khí tiềm tàng, Ả Rập Saudi sẽ tìm kiếm sự bảo đảm rằng chính quyền ông Trump sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn với Iran so với người tiền nhiệm Barack Obama. Riyadh cũng hy vọng Washington duy trì sức ép để ngăn Tehran có những hành động được cho là gây bất ổn ở khu vực. Trong khi đó, giới chức Israel cũng hy vọng thuyết phục được ông chủ Nhà Trắng gia tăng trừng phạt Iran.

Ông Karim Sadjadpour, chuyên gia về Iran tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment, nhận định chính quyền ông Trump nhiều khả năng không khuyến khích quốc tế đầu tư vào Iran như ông Obama. "Trong trò chơi được ăn cả ngã về không ở Trung Đông, một mối quan hệ tốt hơn giữa Mỹ và Ả Rập Saudi, Israel đồng nghĩa một mối quan hệ xấu hơn (giữa Washington) với Iran" - ông Sadjadpour dự báo với trang Bloomberg. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo