xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người Nga đang trả giá

LỤC SAN

Cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov nhận định nếu toàn bộ lĩnh vực tài chính bị trừng phạt, nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ trong vòng 6 tháng

Nga đang cảm nhận ngày một rõ hơn hậu quả từ thảm kịch máy bay Malaysia rơi ở Donetsk, miền Đông Ukraine, dù vẫn chưa có kết quả điều tra.

Không thể lạc quan

Nhiều chuyên gia không loại trừ khả năng các chính khách trên thế giới tiếp tục đổ lỗi cho phe ly khai Đông Ukraine và Nga về thảm kịch của chuyến bay MH17.

Các nhà kinh tế lo ngại ngay cả trong trường hợp quốc tế xác nhận lỗi thuộc về chính quyền Kiev, Moscow vẫn không thể thở phào nhẹ nhõm bởi Nga còn mang trên mình cáo buộc chịu trách nhiệm về chiến sự leo thang ở miền Đông Ukraine.

Từ khi MH17 rơi đến nay, đồng rúp Nga giảm giá gần 2,5% so với đồng USD và euro, chứng khoán Nga cũng giảm 5%-7% và tiếp tục tuột dốc.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và tỉ phú Arkady Rotenberg, người có tên trong “danh sách đen”  của MỹẢnh: THE NEW YORKER

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và tỉ phú Arkady Rotenberg, người có tên trong “danh sách đen” của Mỹ. Ảnh: THE NEW YORKER

 

Theo nhật báo Business Recorder, các nhà phân tích tại Ngân hàng Alfa (Nga) nhận định trong tình hình hiện nay, kinh tế Nga không có nhiều lý do để lạc quan, đồng thời nêu bật mối lo ngại về các nguy cơ địa chính trị.

Ngoài ra, ông Andrei Kostin, người đứng đầu Tổ chức Tài chính VTB Capital, tuần trước cho hay lệnh trừng phạt của phương Tây có thể khiến nền kinh tế Nga thiệt hại 2.000 tỉ USD và loại luôn nước này khỏi tiến trình toàn cầu hóa.

Anh và Mỹ đang ra sức yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) siết chặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông đã cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhất trí rằng EU phải xem xét lại thái độ đối với Nga.

Ông Cameron cũng kêu gọi các ngoại trưởng EU sẵn sàng đưa ra lệnh trừng phạt bổ sung trong cuộc họp ngày 22-7. Riêng Anh đã sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt mới, như Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tuyên bố: “Nga có nguy cơ trở thành một nhà nước bị cô lập nếu không hành xử một cách thích đáng”.

Suy sụp kinh tế kéo dài?

Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin hôm 22-7 tuyên bố tình trạng gia tăng căng thẳng ở Ukraine và sự can thiệp quân sự của Nga vào miền Đông Ukraine có thể khiến người Nga phải trả giá bằng 1/5 thu nhập của mình do tác động của lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây và cuộc chạy đua vũ trang.

Ông Kudrin quả quyết ngân sách quốc phòng của Nga chỉ bằng 1/10 so với các nước NATO, hành động gia tăng chi tiêu quân sự khiến GDP của Nga giảm sút và kéo theo thu nhập người dân. Theo đánh giá của ông, lệnh trừng phạt mới nhằm vào nhiều lĩnh vực sẽ dẫn đến tình trạng suy sụp kéo dài cho kinh tế Nga.

Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov nhấn mạnh: “Mối đe dọa từ lệnh trừng phạt nhằm vào mọi khu vực kinh tế Nga hiện nay là có thực. Các doanh nghiệp có cơ sở để lo sợ. Nếu toàn bộ lĩnh vực tài chính bị trừng phạt, nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ trong vòng 6 tháng”.

Các doanh nhân giàu nhất nước Nga ngày càng lo ngại chính sách của Tổng thống Vladimir Putin đối với Ukraine sẽ dẫn đến lệnh trừng phạt nặng nề nhưng không dám nói công khai. Một tỉ phú Nga giấu tên nói với trang Bloomberg (Mỹ) rằng Tổng thống Putin có nguy cơ bị quốc tế cô lập như ông Aleksandr Lukashenko tại Belarus nếu không hành động để kết thúc chiến tranh ở Ukraine sau vụ máy bay Malaysia rơi. Theo tỉ phú này, diễn biến tình hình hiện nay có hại cho công việc kinh doanh và bất lợi cho nước Nga.

Theo Bloomberg, kể từ đầu năm nay, khi cuộc xung đột ở Ukraine gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường, 19 người giàu nhất nước Nga bị thiệt hại 14,5 tỉ USD. Trong khi đó, tài sản của 64 người giàu nhất nước Mỹ đã tăng thêm 56,5 tỉ USD.

 

Pháp quyết bán tàu chiến cho Nga

Lãnh đạo Đảng Xã hội cầm quyền Jean-Christophe Cambadelis hôm 22-7 lên tiếng bảo vệ quyết định của Tổng thống Pháp Francois Hollande về việc bàn giao cho Nga chiếc tàu chiến Mistral thứ nhất vào tháng 10 tới, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ các đồng minh. Riêng chiếc thứ hai, ông Hollande nhấn mạnh giao hay không còn phụ thuộc vào thái độ của Nga.

Đây là thông điệp rõ ràng nhất cho thấy Paris không có ý định từ bỏ thỏa thuận gây tranh cãi gay gắt nêu trên dù bị Thủ tướng Anh David Cameron chỉ trích: “Không thể tưởng tượng nổi việc thực hiện một đơn hàng như vậy sau vụ máy bay MH17 bị bắn rơi tại Ukraine dù cho hợp đồng đó trị giá hơn 1,6 tỉ USD”. Đáp lại, ông Cambadelis cho rằng đó là những “tranh luận sai trái từ những kẻ đạo đức giả”. “Hãy xem bao nhiêu đầu sỏ chính trị Nga tìm đường tị nạn ở London? Ông Cameron nên dọn sạch sân nhà mình trước thì hơn” - lãnh đạo Đảng Xã hội Pháp nặng lời.

Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cũng khẳng định Washington không đồng tình kế hoạch Pháp bán tàu chở trực thăng Mistral cho Nga.Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin bày tỏ nghi ngờ Pháp hủy hợp đồng và cho rằng điều đó sẽ khiến Pháp chịu nhiều thiệt hại hơn Nga.

Xuân Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo