xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật lo trực thăng Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku

H.Bình (Theo Asahi, Jiji)

(NLĐO) – Hiện Nhật Bản đang rất lo ngại về khả năng Trung Quốc sử dụng tàu Hải giám chở theo trực thăng ra Senkaku/Điếu Ngư và có thể đổ bộ lên quần đảo này. Trong khi đó, một số tướng lĩnh Trung Quốc tính đến trường hợp Nhật Bản có thể sẽ hợp sức với Mỹ can thiệp tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bằng biện pháp quân sự.

Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản và Bộ Quốc phòng nước này đang giám sát chặt chẽ tàu Hải giám 50, vốn có thể chở theo máy bay trực thăng. Theo các nhà chức trách Tokyo, nếu một chiếc trực thăng được đưa vào lãnh hải Nhật Bản, nó có thể ngay lập tức xâm phạm không phận nước này. Trong một kịch bản leo thang đáng báo động hơn, trực thăng Trung Quốc có thể hạ cánh đổ bộ ngay trên các cù lao thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Đây không phải lần đầu tiên Hải giám 50 đe dọa triển khai trực thăng. Hồi cuối năm 2012, Hải giám 50 cũng có hành động tương tự khi tìm cách xâm nhập quần đảo này.
 
img
Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản và Bộ Quốc phòng nước này đang giám sát chặt chẽ  tàu Hải giám 50. Ảnh: QQ

Tính trong tháng 2-2013, các tàu Hải giám Trung Quốc đã có 10 ngày lởn vởn xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, trong đó hết 4 ngày Hải giám tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo này. Chẳng hạn, vào ngày 18-2, Nhật Bản phát lệnh báo động khi phát hiện cánh cửa hầm chứa trực thăng trên tàu Hải giám 50 mở ra. Lúc ấy, con tàu này chỉ cách Uotsurishima, đảo lớn nhất của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chừng 1 km.

Trong một diễn biến khác, nhiều sĩ quan thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tỏ ra lo ngại tình hình sẽ xấu đi một khi Mỹ và Nhật Bản hợp sức với nhau để giải quyết tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư bằng biện pháp quân sự. Trả lời báo chí về căng thẳng Trung-Nhật hiện nay, chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia cố vấn thông tin hải quân của Hội nghị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp), thiếu tướng Doãn Trác, cho rằng Bắc Kinh vừa phải cảnh giác vừa phải giải quyết bằng biện pháp đối thoại bởi lẽ chiến tranh không có lợi. Thiếu tướng Chu Hòa Bình, Phó viện trưởng Học viện chỉ huy không quân, thừa nhận động thái điều tàu sân bay về Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) của chính quyền Bắc Kinh là nhằm răn đe Nhật Bản và Hàn Quốc. 

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo