xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhóm đối lập Syria dọa trả đũa Mỹ

Hoàng Phương

Nga tuyên bố lợi ích quốc gia của nước này gắn liền với tình hình ở Trung Đông, trong đó có Syria

Một nhóm đối lập Syria đang thành lập các đội đánh bom cảm tử nhằm vào những lợi ích của Mỹ tại Trung Đông nếu Washington tấn công Damascus.

Ông Obama vận động G20

Hãng Thông tấn Fars (Iran) vào cuối tuần rồi dẫn lời Tổng Thư ký Đảng al-Shabab, ông Mahir Marhaj, cho biết: "Dù thuộc lực lượng đối lập chống chính phủ Syria nhưng chúng tôi cho rằng lợi ích của đất nước quan trọng hơn bất cứ lợi ích nào khác. Vì vậy, chúng tôi vừa thành lập các tiểu đoàn để thực hiện các chiến dịch cảm tử nhằm vào các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông".
 
img
Các thành viên nhóm nổi dậy Mặt trận al-Nusra. Ảnh: AP

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh không ít người tin rằng kế hoạch tấn công Syria của Mỹ không chỉ nhằm trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad vì hành vi "sử dụng vũ khí hóa học" mà còn tiêu diệt các lực lượng phiến quân Hồi giáo chống phương Tây. Về mặt lý thuyết, bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ nhằm vào chính quyền Syria cũng sẽ là một món quà cho những chiến binh Hồi giáo cực đoan đang chiến đấu để lật đổ chính phủ Syria. Tuy nhiên, theo đài BBC (Anh), nhiều người tin rằng mục tiêu chính của Mỹ sẽ là các tay súng Hồi giáo chống phương Tây đang tham gia ngày càng nhiều vào cuộc nội chiến kéo dài 2 năm rưỡi qua ở Syria.

Một số phần tử Hồi giáo tin rằng vị trí của các nhóm nổi dậy ở Syria, như Mặt trận al-Nusra, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL)… cũng là mục tiêu trong một cuộc tấn công có thể có của Mỹ. Một tay súng thuộc nhóm nổi dậy Liwa al-Islam cho biết: "Đừng tưởng là chúng tôi tin người Mỹ. Họ thông báo cho Assad trước 2 tuần để sơ tán căn cứ của ông ta. Chúng tôi biết mình mới là mục tiêu thật sự".

Trong lúc này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ trong và ngoài nước đối với kế hoạch tấn công Syria dù đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo hãng tin AP, Hội nghị Cấp cao G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) ở Nga trong tuần này là cơ hội cuối cùng để ông Obama kêu gọi thêm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với kế hoạch tấn công Syria. Tuy nhiên, nỗ lực này có thể sẽ vấp phải sự phản kháng từ phía Tổng thống Vladimir Putin của nước chủ nhà, một trong những đồng minh thân cận nhất của Syria.

Ông Assad cảnh báo Pháp

Trước thềm hội nghị, ông Putin đã công khai ủng hộ ý định cử một phái đoàn nghị sĩ Nga đến Mỹ để thuyết phục quốc hội nước chủ nhà không ủng hộ hành động quân sự nhằm vào Syria. Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cho biết phái đoàn của Nga sẽ cố gắng đến Mỹ trước ngày 9-9, thời điểm quốc hội Mỹ họp lại sau kỳ nghỉ hè.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 2-9 chính thức tuyên bố lợi ích quốc gia của Nga gắn liền với tình hình ở Trung Đông, trong đó có Syria. Theo ông Lavrov, an ninh quốc gia của các nước trong khu vực đã bị tổn hại nghiêm trọng sau cuộc can thiệp quân sự vào Iraq, tiếp đó là Libya.

Trước khi lên đường đến Moscow, ông Obama đã cử Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đến quốc hội để thuyết phục các nghị sĩ phê chuẩn hành động can thiệp quân sự vào Syria. Hai quan chức này sẽ có các cuộc điều trần về vấn đề Syria trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào chiều 3-9 (giờ địa phương).

Giới nghị sĩ Mỹ cho đến giờ vẫn còn chia rẽ sâu sắc về việc đánh hay không đánh Syria. Theo hãng tin Reuters, nhiều nghị sĩ Đảng Dân chủ lo ngại rằng Mỹ sẽ bị sa lầy vào một cuộc xung đột mới ở Trung Đông. Trái lại, 2 thượng nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa là John McCain và Lindsey Graham đã cảnh báo về những hậu quả thảm khốc nếu quốc hội bỏ phiếu chống lại việc tấn công Syria. Hai ông cũng gợi ý Nhà Trắng nên tính đến chiến lược can thiệp quân sự mạnh mẽ hơn vào Syria.

Nỗ lực của ông Obama có thể được hỗ trợ phần nào sau khi các cơ quan tình báo Pháp, Đức hôm 2-9 đã công bố một báo cáo, trong đó cáo buộc chế độ Assad dùng vũ khí hóa học trong vụ tấn công hôm 21-8. Bản thân Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng tin rằng chính phủ Syria đứng đằng sau vụ tấn công nói trên. Đáp lại, Tổng thống Assad đã cảnh báo về nguy cơ bùng nổ chiến tranh trong khu vực nếu phương Tây tấn công Damascus. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng Pháp sẽ nhận lãnh "hậu quả" nếu tham gia tấn công Syria.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo