xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nobel Hòa bình cho quyền trẻ em

Huệ Bình

Một người Ấn Độ theo đạo Hindu và một người Pakistan theo đạo Hồi đã đứng cùng chiến tuyến trong cuộc đấu tranh cho giáo dục và chống lại chủ nghĩa cực đoan

Nobel Hòa bình năm 2014 đã vinh danh ông Kailash Satyarthi, 60 tuổi, người thành lập tổ chức Bachpan Bachao Andolan - Ấn Độ và Malala Yousafzai, nữ sinh 17 tuổi người Pakistan, vì  “những tranh đấu chống lại áp bức trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được đến trường của mọi trẻ em”.

Lý giải cho sự lựa chọn của mình, Ủy ban Nobel Na Uy hôm 10-10 cho biết: “Trẻ em phải đi học và không bị bóc lột sức lao động. Ở các nước nghèo trên thế giới, 60% dân số hiện nay là dưới 25 tuổi. Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hòa bình trên toàn cầu là quyền của trẻ em và thanh thiếu niên được tôn trọng. Tại những khu vực thường xuyên diễn ra xung đột, sự xâm phạm quyền lợi trẻ em khiến bạo lực tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Malala Yousafzai (trái) và Kailash Satyarthi Ảnh: THE GUARDIAN
Malala Yousafzai (trái) và Kailash Satyarthi Ảnh: THE GUARDIAN

Với sự lựa chọn nói trên, Yousafzai đã trở thành người trẻ nhất được trao giải Nobel Hòa bình. Cách đây 2 năm, Yousafzai trở thành một biểu tượng của phong trào nữ quyền sau khi may mắn thoát chết trong một vụ tấn công của Taliban. Cô gái trẻ này đã chọc giận Taliban khi lên tiếng đòi quyền được đi học cho phụ nữ ở những khu vực do lực lượng Hồi giáo cực đoan này kiểm soát. Còn ông Satyarthi đã tích cực tham gia phong trào chống sử dụng lao động trẻ em của Ấn Độ kể từ những năm 1990. Cho đến nay, tổ chức Bachpan Bachao Andolan của ông giải thoát hơn 80.000 trẻ em khỏi cảnh lao động cực khổ và giúp chúng tái hòa nhập với xã hội và được đi học.

Thông cáo báo chí của Ủy ban Nobel Na Uy ca ngợi: “Dù tuổi còn nhỏ nhưng Malala Yousafzai đã chiến đấu nhiều năm cho quyền đi học của phụ nữ, qua đó chứng tỏ trẻ em, thiếu niên cũng có thể đóng góp để cải thiện hoàn cảnh của chính mình. Cô đã cố gắng làm được trong điều kiện hiểm nguy nhất”. Trong khi đó, ông Satyarthi được vinh danh vì đi đầu trong nhiều hình thức phản đối và biểu tình ôn hòa để chống lại tình trạng bóc lột trẻ em vì lợi ích tài chính.  “Ông còn góp sức vào sự hình thành của các công ước quốc tế quan trọng về quyền trẻ em” - thông cáo báo chí khẳng định.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Press Trust of India, ông Satyarthi xem giải Nobel Hòa bình như là một sự công nhận cho cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi trẻ em mà mình đang theo đuổi.  Báo Telegraph dẫn lời tán tụng của cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown rằng “Kailash Satyarthi và Malala Yousafzai là 2 nhà hoạt động vì trẻ em vĩ đại nhất thế giới”.

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, điều đáng ghi nhận ở đây là một người Ấn Độ theo đạo Hindu và  một người Pakistan theo đạo Hồi lại đứng cùng chiến tuyến trong cuộc đấu tranh cho giáo dục và chống lại chủ nghĩa cực đoan.  “Nhiều cá nhân và tổ chức khắp thế giới cũng góp sức vì hoạt động này. Thế giới ước tính hiện có 168 triệu lao động trẻ em, giảm 78 triệu so với năm 2000. Thế giới đang tiến gần hơn mục tiêu không còn lao động trẻ em. Cuộc đấu tranh chống áp bức và  cho quyền lợi của trẻ em, thanh thiếu niên góp phần vào việc hiện thực hóa “tình anh em giữa các quốc gia” - một trong những tiêu chí của giải Nobel Hòa bình mà nhà sáng lập Alfred Nobel đã đề cập trong di chúc của mình” -  ủy ban nhận định. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo