xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi khổ kẹt xe ở Bắc Kinh

Văn Quyên

Axel Chan, 31 tuổi, làm việc cho một công ty đa quốc gia với thu nhập hằng năm khoảng 60.000 USD và sống trong căn hộ có 4 phòng ngủ tại một khu dân cư giàu có ở phía Tây Bắc Kinh. Anh dường như chẳng có điều gì để lo lắng, ngoại trừ việc... phải thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi ngày và mất 2 tiếng lái xe đến chỗ làm ở phía Đông thành phố

Hành trình này được lặp lại vào buổi tối khi anh từ chỗ làm trở về nhà. Anh thốt lên: “Ngày nào tôi cũng mất đến 4 giờ lái xe trên đường, gấp đôi thời gian cách đây 3 năm. Tôi không thể chịu đựng nổi”.

Sự bực mình của Chan có lẽ là cảm giác chung của đa số 14 triệu cư dân Bắc Kinh, thành phố đang hứng chịu sức ép ngày càng tăng từ nạn kẹt xe chưa từng có. Thống kê cho thấy từ năm 1994 đến năm 2003, số vụ kẹt xe trên các khu vực đường cao tốc đã tăng từ 36 lên 87 trường hợp, trong khi tốc độ trung bình của xe cộ ở trung tâm thành phố giảm từ 45 km/giờ xuống còn 12 km/giờ. Trần Úc, giáo sư của Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận xét: “Với 2 triệu xe hơi, Bắc Kinh cần nâng cấp hệ thống giao thông hiện tại sang hệ thống giao thông thông minh (ITS)”. Dùng máy vi tính điều khiển xe hơi bằng cách kiểm soát tín hiệu, ITS được xem là biện pháp hữu hiệu để hạn chế nạn kẹt xe.

Việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là  hệ thống xe điện ngầm, cũng được nhắc đến. Theo Tiền Lập Tân, chuyên gia của Viện Khoa học Đường sắt Trung Quốc, cho biết hệ thống xe điện ngầm ở Bắc Kinh chỉ mới chiếm 15% hệ thống giao thông công cộng so với tỉ lệ hơn 70% ở Paris, Tokyo, London và Seoul.

Tuy nhiên, một số người cho rằng các giải pháp công nghệ không thôi thì không thể giải quyết được nạn kẹt xe, mà cần xem lại quy hoạch tổng thể. Ngô Lương Dũng, thành viên Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và Học viện Cơ khí Trung Quốc, đề nghị xây nhiều thành phố lớn làm vệ tinh xung quanh khu trung tâm để giảm áp lực dân số và giảm nhu cầu lưu thông. Ông Wu nhận định: “Khi đó, cơ sở hạ tầng hiện tại đáp ứng đủ nhu cầu mọi người. Điều quan trọng là tránh để các đô thị chỉ là nơi cộng đồng dân cư sinh sống. Họ vẫn có thể làm việc ở đó, còn không mọi người sẽ phải chen chúc ở khu trung tâm truyền thống của thành phố để kiếm việc”.

Theo báo cáo của CAS, tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đạt mức 30% trong năm 2003 nhưng nó sẽ đạt đến mức 75% vào năm 2050. Với đà này, nếu người Bắc Kinh muốn thoát khỏi nạn kẹt xe của thành phố mình, họ chắc hẳn phải tìm đường rời khỏi... tổ quốc, bởi lúc đó Trung Quốc cũng sẽ mọc lên đầy  những đô thị chen chúc nhau...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo