xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phản tác dụng

HOÀNG PHƯƠNG

Vừa có những diễn biến mới cho thấy động thái phong tỏa Qatar của 4 nước Ả Rập không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Vào đầu tuần này, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain - 3 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) - và Ai Cập kêu gọi Qatar tuân thủ 6 nguyên tắc nhằm chống chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố và thương thảo một kế hoạch với những biện pháp cụ thể để thực thi chúng.

Đây được xem là sự "xuống nước" so với khi khủng hoảng vùng Vịnh nổ ra vào đầu tháng 6. Khi đó, một danh sách 13 yêu cầu được gửi đến Qatar, với những đòi hỏi "khó nuốt" như đóng cửa đài Al-Jazeera, "đuổi" binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ về nước…

Mục tiêu cô lập nhằm khuất phục Qatar của các nước láng giềng vẫn giậm chân tại chỗ, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Tờ The Washington Post nhận định hành động trừng phạt càng khiến Qatar tăng cường quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Theo đài Sputnik, Iran thậm chí còn đang sử dụng cuộc khủng hoảng để đẩy mạnh ảnh hưởng về chính trị và kinh tế ở Trung Đông, giáng một đòn mạnh vào mong muốn kiềm chế Tehran của Riyadh.


Phản tác dụng - Ảnh 1.

Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani đọc diễn văn trên truyền hình hôm 21-7 Ảnh Reuters

Trong khi đó, Oman và Kuwait, hai nước thành viên khác của GCC, vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Ngoài ra, cho dù thông điệp của Nhà Trắng có là gì, các nhà ngoại giao Mỹ dường như đang thúc đẩy các bên thỏa hiệp và hòa giải, thay vì muốn Qatar đáp ứng những yêu sách của đối phương.

Vào tuần rồi, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có canh bạc tại Doha khi ký với nước chủ nhà bản ghi nhớ về chống khủng bố và tài trợ cho khủng bố. Người Qatar lập tức lớn tiếng nói họ là nước đầu tiên tại khu vực ký một thỏa thuận như thế và thúc giục các nước Ả Rập nêu trên làm điều tương tự.

Theo một số chuyên gia, nhóm nước do Ả Rập Saudi đứng đầu dường như đã tính toán sai vị thế, sức mạnh của họ khi quyết định phong tỏa Qatar về ngoại giao, thương mại, giao thông.

"Ngoài cuộc chiến thảm họa ở Yemen, Ả Rập Saudi và UAE còn quá lạc quan về triển vọng thành công (của kế hoạch đối phó Qatar) và không có kế hoạch B trong trường hợp mọi chuyện không diễn ra như dự tính. Bộ tứ chống Qatar dường như đánh giá quá cao chuyện Qatar lo bị các nước thành viên còn lại của GCC cô lập, cũng như khả năng gây thiệt hại lên nước láng giềng này" - ông Marc Lynch, chuyên gia về Trung Đông tại Trường ĐH George Washington (Mỹ), nhận xét.

Giới phân tích giải thích rằng Qatar lâu nay khiến các nước láng giềng "ngứa mắt" bằng cách sử dụng tiền bạc để đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế, như can thiệp vào cuộc nội chiến Syria. Ngoài ra, người Qatar còn tìm kiếm hướng đi ngoại giao khác biệt, như cho các nhóm Taliban, Hamas mở văn phòng trong nỗ lực trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột ở khu vực, dẫn đến cáo buộc Doha sử dụng chính sách "mở cửa với mọi người" để gây bất ổn các nước láng giềng.

Riêng với bộ tứ Ả Rập nêu trên, theo tờ The New York Times, điều khiến họ giận dữ nhất là Qatar cung cấp nơi trú ẩn cho những người chống đối đào tẩu và cho phép họ lên tiếng trên đài Al-Jazeera.

Chứng kiến những gì xảy ra, một số nhà phân tích cho rằng sẽ khó xảy ra đối đầu công khai vì tất cả các bên đều có liên hệ kinh tế, tài chính chặt chẽ với nhau và với thị trường toàn cầu. Điều này thể hiện rõ qua lời kêu gọi đối thoại để giải quyết khủng hoảng của Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani trên truyền hình hôm 21-7.

Đây là lần đầu tiên ông lên tiếng công khai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Dù vậy, phản ứng chỉ trích bài diễn văn từ truyền thông Ả Rập Saudi và UAE cũng phần nào cho thấy mọi chuyện còn lâu mới trở lại bình thường. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo