xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Philippines muốn tăng số lính Mỹ hiện diện

Hải Ngọc (Theo AP, Russia Today)

(NLĐO) - Chính phủ Philippines thông báo sẽ sớm khởi động vòng đàm phán với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ ở nước này nhằm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc.

Trong thư gửi cho quốc hội Philippines ngày 8-8, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Ngoại trưởng Albert del Rosario đều khẳng định việc cho phép lính Mỹ "tăng cường hiện diện luân phiên" sẽ giúp Philippines có được "sự phòng thủ tin cậy tối thiểu" để bảo vệ lãnh thổ trong khi phải vật lộn hiện đại hóa quân đội.

Ngoài ra, theo 2 bộ trưởng, lính Mỹ hiện diện nhiều hơn cũng tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa. Philippines thường xuyên bị tàn phá bởi bão tố và động đất.

Hiện phía Mỹ chưa có phản hồi về thông tin này.

img
Lính Philippines và Mỹ tập trận ở San Antonio, tỉnh Zambales. Ảnh: AP
 
Hiến pháp Philippines cấm quân đội nước ngoài đồn trú lâu dài và can dự vào các hoạt động tác chiến tại nước này. Năm 1991, quốc hội Philippines đã bỏ phiếu thông qua việc đóng cửa các căn cứ lớn của Mỹ ở Subic và Clark. Đến năm 1999, quốc hội nước này cho phép lực lượng Mỹ ghé thăm tạm thời. Một thỏa thuận có hiệu lực năm 2002 mở đường cho hàng trăm lính chống khủng bố Mỹ ở lại đảo Mindanao, miền nam Philippines, để đào tạo binh lính nước này chiến đấu với các tay súng có liên quan đến al-Qaeda.

Động thái trên diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Philippines rầm rộ đón nhận chiếc tàu chiến thứ hai từ Mỹ chuyển sang để tăng cường tuần tra biển. Con tàu được đổi tên thành BRP Ramon Alcaraz, vốn thuộc loại tuần duyên Hamilton, đã bị tuần duyên Mỹ thải loại và được Manila mua lại. Con tàu đã cập cảng tại Subic, căn cứ quân sự cũ của Mỹ nằm ở bờ biển phía Tây đảo chính Luzon, đối diện với biển Đông, nơi Philippines có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Con tàu đầu tiên Philippines mua của Mỹ là BRP Gregorio del Pilar vào năm 2011 và lập tức được điều đi tuần tra để chống lại "sự tăng cường quân sự hóa của Trung Quốc ở các vùng biển bị tranh chấp". Năm 2012, tàu Gregorio del Pilar đã đối đầu với các tàu Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough. Trung Quốc cuối cùng giành được quyền kiểm soát bãi cạn này khi Philippines lùi bước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo