xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phụ gia chết người

MỸ NHUNG

Cuộc đua đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, khiến người ta quên mất rằng tham vọng hạt nhân tại khu vực Nam Á cũng bất ổn không kém.

Theo các chuyên gia, Nam Á đang lún dần vào một cuộc chạy đua vũ trang giữa 3 siêu cường hạt nhân - Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc (không thuộc Nam Á nhưng có chung biên giới với cả 2 nước trên). Tình hình càng thêm đáng báo động bởi nơi đây hằn sâu sự ngờ vực cũng như thù hận lâu đời.

Đài BBC (Anh) nhận định dù đang chao đảo trong khó khăn kinh tế và bất ổn chính trị song Pakistan lại sở hữu một trong những kho hạt nhân phát triển nhanh nhất thế giới. “Sức mạnh hạt nhân là chiến lược chính trị và quân sự mà giới cầm quyền Pakistan đang theo đuổi để đối trọng với Ấn Độ” - đài BBC cho hay.

 

Trung Quốc là một trong những nước cung cấp vũ khí  cho Pakistan nhiều nhấtẢnh: BBC

Trung Quốc là một trong những nước cung cấp vũ khí cho Pakistan nhiều nhất

Ảnh: BBC

 

Trong khi đó, tờ The New York Times (Mỹ) đưa tin vào đầu tháng 4, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif thông báo kế hoạch mua của Trung Quốc 8 tàu ngầm điện - diesel có thể trang bị tên lửa hạt nhân. Với giá trị ước tính 5 tỉ USD, đây là hợp đồng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời đe dọa khuấy động Ấn Độ Dương. Chưa hết, hồi tháng trước, Pakistan bắn thử tên lửa đạn đạo Shaheen-III có tầm bắn 1.700 dặm, thừa sức đưa đầu đạn hạt nhân đến bất cứ vùng đất nào của Ấn Độ.

Cũng theo The New York Times, với khoảng 120 vũ khí hạt nhân trong tay - được dự báo sẽ tăng gấp 3 trong một thập kỷ tới, quân đội Pakistan ngày càng dựa dẫm vào kho hạt nhân bởi xét về các lực lượng truyền thống, họ đọ không lại Ấn Độ. Tờ báo kết luận Islamabad chính là kẻ đầu tiên có khả năng viện tới vũ khí hạt nhân trong một cuộc đụng độ.

Bài viết của tờ báo Mỹ khiến Pakistan nóng mũi. Báo The Nation dẫn lời ông Nadeem Hotiana, tùy viên báo chí của Đại sứ quán Pakistan tại Mỹ, đáp trả hôm 16-4: “Pakistan không phải là nước đầu tiên phát triển vũ khí hạt nhân ở Nam Á. Chính Ấn Độ làm điều đó”. Ông này đồng thời khẳng định nước mình đầu tư cho loại vũ khí nguy hiểm này đơn giản chỉ để tự vệ và không hề có ý định dính vào một cuộc chạy đua vũ trang nào.

Trong khi đó, theo đài BBC, giới phân tích ước tính Ấn Độ có 110 đầu đạn hạt nhân và vẫn đang nới kho hạt nhân nhưng tốc độ chậm hơn láng giềng. Chiến lược hạt nhân của Ấn Độ đi theo hướng hỗn hợp, nở nồi từ tên lửa tầm ngắn, tầm xa đến tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hành trình.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng đe dọa Pakistan sẽ lãnh đủ nếu để phiến quân Hồi giáo tấn công khủng bố vào nước ông, như từng xảy ra năm 2008 ở Mumbai. Tuy nhiên, đồng minh lâu năm của Pakistan - Trung Quốc - mới khiến Ấn Độ lo lắng hơn nhiều.

Bắc Kinh không hề có ý dừng bồi đắp kho hạt nhân của mình, hiện có khoảng 250 vũ khí với đủ loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung, xa - theo The New York Times. Tham vọng hạt nhân của Trung Quốc nảy mầm từ những năm 1950, sau cuộc chiến Triều Tiên. Lần thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Bắc Kinh được cho là vào năm 1964.

Dù Mỹ và Nga vẫn sở hữu hơn 90% lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới song rõ ràng ngòi nổ Nam Á không thể coi thường. Đài BBC ví von cuộc cạnh tranh hạt nhân khốc liệt là món phụ gia chết người nêm vào “nồi lẩu” Nam Á vốn quá nóng bỏng với các vụ tranh chấp lãnh thổ và nạn khủng bố xuyên biên giới. Tuy nhiên, không dễ để các cường quốc thế giới can thiệp vào vấn đề này bởi không như Trung Quốc, cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều không ký Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo