xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phương Tây lạnh nhạt với “con đường tơ lụa mới”

Thu Hằng

Chỉ có một lãnh đạo nước lớn phương Tây sẽ tham dự sự kiện ngoại giao quan trọng nhất trong năm của Trung Quốc - hội nghị về chiến lược “Một vành đai, một con đường” (OBOR)- diễn ra vào tháng tới.

Theo Reuters, các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh nói Trung Quốc hy vọng ít nhất một số lãnh đạo nước lớn phương Tây sẽ tham dự, bao gồm Thủ tướng Anh Theresa May, để đánh bóng hình ảnh quốc tế của sự kiện cũng như giảm bớt tính địa phương. Tuy nhiên, danh sách các nước tham dự do Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố hôm 18-4 chỉ có một lãnh đạo từ nhóm các nước phát triển G7 là Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni.


Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni là lãnh đạo duy nhất thuộc G7 sẽ tham dự hội nghị về chiến lược “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni là lãnh đạo duy nhất thuộc G7 sẽ tham dự hội nghị về chiến lược “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Khi được hỏi Trung Quốc có thất vọng vì sự vắng mặt của hầu hết các lãnh đạo phương Tây hay không, ông Vương nói: “Đây là thỏa thuận kinh tế mang tính hợp tác, tích cực và chúng tôi không muốn chính trị hóa nó”. Đồng thời, ông cho biết đại diện của 110 quốc gia sẽ có mặt tại hội nghị. Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đại diện Thủ tướng May trong khi Đức và Pháp cũng cử các đại diện cấp cao thay mặt nguyên thủ vì hội nghị diễn ra đúng vào thời gian bầu cử tại 2 nước.

Theo Reuters, Trung Quốc thường nhạy cảm trước những ý kiến cho rằng sáng kiến mà họ cho là tốt đẹp không được quốc tế đón nhận, đặc biệt là các nước phương Tây. Chiến lược OBOR được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy nhằm xây dựng một “Con đường tơ lụa mới” gắn kết kinh tế châu Á, châu Phi và châu Âu. Theo đó, chương trình sẽ đầu tư hàng tỉ USD cho các dự án hạ tầng bao gồm đường sắt, cảng biển và năng lượng. Trung Quốc đã đổ 40 tỉ USD cho Quỹ Con đường tơ lụa. Sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, với số vốn ban đầu lên tới 50 tỉ USD, cũng nhằm phục vụ chiến lược này.

Theo Reuters, trong khi Trung Quốc ra sức tuyên truyền rằng sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” là nỗ lực thực tâm nhằm chia sẻ những thành tựu phát triển của nền kinh tế số 2 thế giới và tài trợ cho các thiếu hụt hạ tầng, nhiều nước phương Tây quan ngại về sự thiếu cụ thể, thiếu minh bạch của dự án và nghi ngờ ý đồ chính trị sâu xa hơn của Trung Quốc. Đơn cử, tại Nam Á, một phần của “Con đường tơ lụa mới” đi qua Pakistan, được biết tới với tên gọi “Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan”, bị phía Ấn Độ phản đối vì một số dự án trên hành lang này chạy qua khu vực tranh chấp Kashmir.

Điều này có thể lý giải sự vắng mặt của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị tháng sau. Tính chính trị của “Con đường tơ lụa mới” - dù Trung Quốc phủ nhận - thể hiện ngay trong danh sách khách mời tham dự, bao gồm tổng thống các nước đang có quan hệ thân cận với Bắc Kinh như Nga và Philippines. Thủ tướng Pakistan, Campuchia, Malaysia... cũng sẽ tới Trung Quốc trong khi Ngoại trưởng Vương Nghị không đả động tới việc Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc - các đồng minh của Mỹ - hay thậm chí là Triều Tiên có cử đại diện đi hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo