xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự đầu cơ nhuốm máu

NGÔ SINH

Chưa có bằng chứng xác thực chứng minh chính quyền Mỹ đứng đằng sau vụ khủng bố 11-9 nhưng ý đồ lợi dụng sự kiện này để thiết lập quyền kiểm soát trên toàn thế giới ngày càng trở nên rõ ràng

Nước Mỹ đang tưởng nhớ các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Trong khi đó, chính quyền Mỹ vẫn bị dư luận buộc tội đã tổ chức sự kiện khủng khiếp cách đây 9 năm. Tuy vậy, hiện không có bằng chứng chính xác chứng minh điều đó. Thế nhưng, báo Pravda (Nga) quả quyết những hành động tiếp theo sau đó của chính quyền Mỹ đã góp phần xác nhận thêm vào những lời cáo buộc như thế. Chiến tranh Iraq, những nhà tù bí mật và những căn cứ quân sự vây quanh nước Nga – tất cả đều được che đậy bằng cùng một luận điểm: chống khủng bố.
 
img
Mô hình đài kỷ niệm Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: AP

 

 
Lộ rõ ý đồ
 
Hằng năm, đến ngày 11-9, nước Mỹ lại kỷ niệm sự kiện đã làm chấn động nước này và cả thế giới. Thông thường, người ta phát biểu nhiều về các nạn nhân và về nền tự do mà vì nó, hàng ngàn người đã hy sinh mạng sống mình. Trong khi đó, cho đến nay, ở New York vẫn chưa có đài tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa này...
 
Một người đã từng chứng kiến sự kiện 11-9 kể lại: “Tôi làm việc cách tòa tháp đôi chỉ vài trăm mét. Khi chiếc máy bay đầu tiên lao vào một bên tòa tháp đôi, cả khu vực này bị bao phủ bởi một bức màn khói xám khổng lồ. Nhiều người đổ xô đến đó và lúc này, một chiếc máy bay khác lao vào tháp thứ hai. Cảnh tượng thật khủng khiếp. Mọi người rơi vào cơn hoảng loạn. Và khi những người dân bị chấn động đã ít nhiều bớt căng thẳng, họ bắt đầu nguyền rủa chính quyền Mỹ”.
 
Từ đây, nhiều chuyện hoang đường được dựng lên chung quanh sự kiện bi thảm đó. Dư luận cho rằng kẻ đứng đằng sau các vụ khủng bố không phải là Osama Bin Laden mà là CIA và lãnh đạo nước Mỹ. Và dù cho giả thuyết này có vô lý đến đâu, các sự kiện xảy ra tiếp sau đó đã buộc nhiều người phải tin. Việc từ chức của giám đốc CIA George Tenet (năm 2004) chỉ là một hành động đổ thêm dầu vào lửa: Nhiều người cảm thấy đã tìm được “người bẻ ghi” và đẩy nhân chứng quan trọng ra xa ống kính của dư luận.
 
Lẽ tất nhiên, trong nhận thức của nhiều người dân Mỹ bình thường lẫn tầng lớp những nhà hoạt động chính trị đã có những đổi thay quan trọng nhất. Trước đây, người ta tưởng rằng nước Mỹ hoàn toàn không thể bị kẻ thù làm thương tổn do cách biệt với các khu vực bất ổn trên hành tinh bởi hai đại dương. Và điều “tưởng bở” đó đã bị hạ gục vào ngày 11-9-2001. Nhiều người đâm ra tuyệt vọng trong khi những người khác thì nổi giận. Còn đối với các nhà lãnh đạo, báo Pravda nhấn mạnh: Họ cố bòn rút tối đa từ tấn thảm kịch này và xoay chuyển tình hình theo hướng có lợi cho họ. Đồng thời, ý đồ lợi dụng sự kiện 11-9 để thiết lập quyền kiểm soát trên toàn thế giới đã trở nên rõ ràng.
 
img
Khách tham quan địa điểm trước đây là Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: AP
 
Bao vây nước Nga
 
Khoảng hai tháng sau đó, Mỹ thành lập một liên minh gồm cả chục quốc gia và tiến vào Afghanistan, lật đổ Taliban. Hành động này của người Mỹ, nói chung, đã làm dấy lên sự phản kháng nơi những người Hồi giáo cực đoan. Sự thực là, theo tài liệu, việc sản xuất ma túy ở nước này sau khi Taliban bị lật đổ đã tăng gấp 100 lần. Dòng ma túy từ đây chủ yếu chảy lên phương Bắc, vào Nga và châu Âu.
 
Năm 2003, chính quyền Mỹ cố quy tội tổng thống Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein không chỉ có vũ khí hủy diệt hàng loạt mà còn có liên hệ với Al-Qaeda, tức là liên quan đến vụ khủng bố 11-9. Đó là một sự dối trá. Tuy nhiên, chiến tranh đã nổ ra, nhiều công ty dầu mỏ bắt đầu nhận được hạn ngạch khai thác dầu. Hậu quả là hàng ngàn cỗ quan tài được chở về Mỹ và hàng trăm ngàn người Iraq trở thành nạn nhân của kẻ khủng bố vô hình. Sự kiện cuộc chiến này không được Liên Hiệp Quốc chấp thuận đã làm tăng thêm nghi ngại rằng một số nhà lãnh đạo Mỹ có thể có mối liên hệ với bọn khủng bố 11-9.
 
Thế rồi, những kẻ bảo thủ mới bắt đầu tấn công nước Nga. Năm 2001, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước về chương trình phòng thủ tên lửa chiến lược. Mấy năm sau, Mỹ bao vây biên giới nước Nga bằng cả một mạng lưới hệ thống cơ sở của mình. Đó là ra đa trên quần đảo Aleutian (phía Bắc Thái Bình Dương), căn cứ ở Alaska, ra đa ở thị trấn Vardo (phía Đông Saint Petersburg) của Na Uy, các cơ sở phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Czech.
 
Cũng theo báo Pravda, vụ khủng bố 11-9 đã được Mỹ lợi dụng để thâm nhập vào Trung Á, điều mà đế quốc Anh trước đây từng mơ ước. Thế là các căn cứ quân sự của Mỹ xuất hiện ở UzbekistanKyrgyzstan. Năm 2005, với sự tham gia tích cực của Mỹ, ở Kyrgyzstan đã xảy ra cuộc cách mạng hoa tuy-líp, sau đó là sự kiện đẫm máu tại thành phố Andizhan ở Uzbekistan.
 
Khi đó, khắp thế giới xảy ra các cuộc cách mạng màu. Tuy nhiên, các sự kiện ở Ukraine và Gruzia có ý nghĩa đáng kể nhất đối với Nga. Hơn nữa, người Mỹ lại tiến hành một chiến dịch tương tự ở gần biên giới Trung Quốc – đó là ở Myanmar cũng như ở Tây Tạng. Ở đây, họ đã chuốc lấy thất bại như ở Belarus năm 2006.
 
Đỉnh điểm của “cuộc đấu tranh vì dân chủ” chính là tuyên bố độc lập của Kosovo (năm 2008). Mỹ từ lâu đã muốn tăng cường sức mạnh ở vùng Balkan - ở đây có quá nhiều đường ống dẫn dầu và quá gần Trung Đông, Caucasus và Nga.
 
Mức độ tàn bạo lan rộng
 

Sau khi tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố, CIA đã phủ khắp thế giới cả một mạng lưới nhà tù bí mật mà sự tàn bạo ở đó đã được viết trên hàng ngàn trang giấy. Ngoài ra, sau vụ khủng bố 11-9, các cơ quan an ninh Mỹ đã được quyền đọc thư tín dưới mọi hình thức, có quyền nghe lén các cuộc chuyện trò qua điện thoại của công dân và theo dõi bất cứ người nào dù chỉ với một nguyên cớ nhỏ nhất.

 
Kỳ tới: Bin Laden - điệp viên CIA?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo