xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tân Cương báo động

HUỆ BÌNH

Vụ tấn công mới nhất ở Tân Cương là thách thức chưa từng có từ người Duy Ngô Nhĩ dành cho chính quyền Bắc Kinh

Theo các quan chức Trung Quốc, đã có 3 người thiệt mạng và 79 người bị thương trong vụ tấn công bằng dao và chất nổ tại nhà ga đường sắt phía Nam Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương hôm 30-4. Trong số thiệt mạng có 2 kẻ cài bom vào người để  tấn công tự sát.

Nhật báo Bình Quả mô tả sức công phá của chất nổ không quá mạnh. Những cửa hàng gần đó, thậm chí thùng rác cũng không bị biến dạng đáng kể. Ngày 1-5, hàng chục xe cảnh sát chốt xung quanh nhà ga, trong khi cảnh sát xuất hiện ở lối ra vào.

Nhiều người dân Trung Quốc bày tỏ sự tức giận trên mạng xã hội Weibo, trong đó có biên tập viên của tờ Hoàn Cầu thời báo Hồ Tích Tiến. “Chúng tôi sẽ không bao giờ sợ hãi trước một số ít kẻ xấu” - biên tập viên này viết. Theo đài BBC, việc tìm hiểu khá khó khăn do thông tin từ Tân Cương ra bên ngoài bị kiểm soát chặt chẽ. Sau vụ nổ, hàng loạt hình ảnh về hiện trường được chia sẻ trên Weibo nhưng mau chóng bị xóa bỏ.

Ông Rian Thum, giáo sư chuyên về lịch sử và các vấn đề người Duy Ngô Nhĩ tại Đại học Loyola (Mỹ), cho biết việc sử dụng chất nổ và địa điểm vụ tấn công hôm 30-4 mang một hàm ý sâu sắc. Ông nói: “Bạo lực ở Tân Cương trước đây thường nhắm tới các nhân viên an ninh và quan chức với vũ khí là dao hoặc nông cụ. Vụ đánh bom mới nhất nhằm vào dân thường đánh dấu một bước chuyển biến đáng báo động”.

 

Cảnh sát vũ trang nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ nổẢnh: South China Morning Post

Cảnh sát vũ trang nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ nổ

Ảnh: South China Morning Post

 

“Chúng ta từng chứng kiến những vụ tấn công ở Urumqi nhưng lâu rồi không thấy mức độ nghiêm trọng như vậy. Các hành động bạo lực ở Tân Cương ngày càng trở nên nguy hiểm” - ông Raffaello Pantucci thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nói. Theo ông, các vụ tấn công dần dần chuyên nghiệp hơn và nhắm vào mục tiêu rộng lớn hơn.

Vụ tấn công vừa rồi là “một thách thức chưa từng có từ người Duy Ngô Nhĩ, vốn phản đối chính quyền Bắc Kinh”, theo đánh giá của ông Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu kỳ cựu về châu Á của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW). Ông Bequelin nói vụ tấn công làm bẽ mặt Chủ tịch Tập Cận Bình bởi nó xảy ra ngay sau khi nhà lãnh đạo này đến thăm Tân Cương.

Ông Dilxat Raxit, người phát ngôn của Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới có trụ sở đặt tại Đức, cho biết hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ kể từ sau cuộc tấn công ngày 30-4. Ông này cáo buộc chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là cái cớ để Bắc Kinh tăng cường “đàn áp vũ trang” ở Tân Cương. Tuy nhiên, người phát ngôn của chính quyền Tân Cương Lạc Phúc Dụng bác bỏ cáo buộc của ông Raxit.

Tân Cương đã chứng kiến một loạt cuộc tấn công bạo lực trong năm 2013 và Bắc Kinh luôn đổ lỗi cho các phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ. Vụ tấn công bằng dao khiến 29 người chết và 130 người bị thương ở TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam hồi tháng 3 cũng bị quy cho các phần tử ly khai từ Tân Cương.

 

Quyết chống khủng bố

Ngay sau vụ tấn công, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi “cương quyết hành động” chống lại các cuộc tấn công khủng bố ở Tân Cương. Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho biết: “Cuộc chiến chống lại khủng bố và bạo lực không được phép lơi là dù là một giây phút. Hành động cứng rắn phải được thực hiện nhằm ngăn chặn đà lây lan của chủ nghĩa ly khai”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo