xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tan vỡ “giấc mộng Trung Hoa”

Huệ Bình

Chỉ cách đây vài năm, TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc còn là nơi sinh sống, làm ăn của hàng ngàn người châu Phi theo đuổi giấc mơ làm giàu.

Hơn 18 tháng qua, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người châu Phi lại lục đục “tháo chạy” khỏi địa phương này. Theo đài CNN, TP Quảng Châu đang mất dần lợi thế cạnh tranh do kinh tế đang tăng trưởng chậm lại cộng với chính sách nhập cư thiếu thân thiện và nạn phân biệt chủng tộc.

Theo ông Adams Bodomo, giáo sư nghiên cứu châu Phi tại Trường ĐH Vienna (Áo), có tới 100.000 người ở vùng châu Phi hạ Sahara đổ xô đến Quảng Châu, tính đến năm 2012. Khi đó, đây được xem là cộng đồng người Phi lớn nhất ở châu Á.

Trong khi đó, ông Roberto Castillo, một giảng viên thuộc Trường ĐH Hồng Kông, nói với đài CNN rằng những di dân châu Phi sang Trung Quốc khác với những người chọn trời Tây. “Những người châu Phi đến châu Âu thường tìm kiếm cơ hội định cư. Trong khi đó, người Phi ở Trung Quốc giống người kinh doanh hơn. Nhiều người có khả năng tài chính để đi đó đây khám phá những nơi mới” - ông Castillo nhận định.

Cũng theo ông Bodomo, 40% người châu Phi di cư mà giáo sư này khảo sát khi viết cuốn “Người châu Phi ở Trung Quốc” tốt nghiệp đại học. Một số thậm chí có bằng tiến sĩ. Ông Ali Mohamed Ali, tốt nghiệp đại học ngành bảo hiểm ở Somalia trước khi đến Quảng Châu làm việc trong lĩnh vực giao nhận kho vận (logistics), cho biết: “5 anh chị em tôi đều đến châu Âu nhưng rốt cuộc chỉ làm tài xế taxi hoặc nhân viên bảo vệ”. Theo Ali, việc hướng Đông có cơ hội đạt thành tựu lớn hơn trong sự nghiệp.

Người châu Phi trên đường phố Quảng Châu Ảnh: CNN
Người châu Phi trên đường phố Quảng Châu Ảnh: CNN

Lợi nhuận khủng từ hàng giả từng là sức hút lớn khác với người châu Phi. “Chúng tôi bắt đầu mua hàng giả từ Trung Quốc rồi bán chúng ở Senegal với cùng mức giá như hàng thật của Mỹ. Khi đó, không ai biết gì về Trung Quốc và hàng giả từ nước này. Lợi nhuận của chúng tôi là hơn 100%” - ông Moustapha Dieng, một cựu kỹ sư máy bay thuộc lực lượng không quân Senegal, nói với đài CNN.

Theo thời gian, sự trỗi dậy của cái tên Trung Quốc trên trường quốc tế khiến người tiêu dùng châu Phi nhận ra họ đã mua phải hàng giả nên không chịu móc hầu bao nhiều nữa. Ngoài ra, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, nhà chức trách Trung Quốc đã áp đặt hình phạt cứng rắn hơn đối với hành động xâm phạm bản quyền những thương hiệu nổi tiếng. Theo ông Dieng, đây là những yếu tố khiến sức hút của Trung Quốc trong mắt người châu Phi không còn như trước.

Cơ hội kiếm lời không còn dễ như trước khiến người châu Phi cảm thấy cuộc sống ở Trung Quốc ngày càng ngột ngạt. Theo tài liệu ngoại giao Mỹ bị trang WikiLeaks rò rỉ năm 2008, các nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã “vô cùng lo ngại” về sự hiện diện của người châu Phi ở Quảng Châu. Nhiều người dân địa phương không muốn sống trong khu người Phi do “một loạt khác biệt”, từ văn hóa đến lối sống. Điều này thể hiện rõ qua phát biểu thẳng thắn của cô Tina Chan, chủ sở hữu một nhà máy giày ngoại ô Quảng Châu, rằng cô không hề thích người châu Phi mà đơn thuần chỉ làm ăn với họ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo