xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thái độ nước đôi

James D.J Brown, chuyên gia về quan hệ Nga - Nhật tại Trường ĐH Temple (Nhật Bản)

Hôm 5-8, Nga cùng các thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết được Mỹ bảo trợ nhằm tăng cường trừng phạt Triều Tiên để đáp trả các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng trong 2 ngày 4 và 28-7.

Tuy nhiên, thay vì cô lập Triều Tiên, Nga trong những tháng gần đây đã tìm cách mở rộng quan hệ với nước này. Trong 3 tháng đầu năm 2017, kim ngạch thương mại song phương tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu của hải quan Nga cho thấy số lượng sản phẩm dầu của Nga xuất khẩu sang Triều Tiên tăng 200% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4-2017.

Thực tế là Nga lo ngại về hành vi đối đầu của Bình Nhưỡng. Là một trong 3 quốc gia có chung biên giới trên bộ với Triều Tiên, Nga nhận thức rõ rằng bất kỳ cuộc xung đột nào do Bình Nhưỡng khiêu khích đều có thể tác động không nhỏ đến lãnh thổ mình. Ngoài ra, một nguy cơ khác là chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ thúc đẩy sự phổ biến hơn nữa loại vũ khí này. 

Vì những lý do đó, Moscow ủng hộ những biện pháp trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc.


Thái độ nước đôi - Ảnh 1.

Tàu Mangyongbong của Triều Tiên đến cảng Vladivostok - Nga hôm 18-5 Ảnh: Reuters

Dù vậy, Nga lại không sẵn sàng đi xa hơn trong việc hoàn toàn cô lập Triều Tiên. Trong bối cảnh quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh nguội lạnh thời gian gần đây, giới lãnh đạo Nga nhận thấy cơ hội lấp vào khoảng trống bằng cách thúc đẩy quan hệ kinh tế, chính trị với Triều Tiên. Moscow cũng muốn mối quan hệ này đủ gần để bảo đảm cuộc khủng hoảng không thể giải quyết được nếu không có sự can dự của mình. Điều này giúp chứng tỏ vị thế của Nga như một cường quốc không thể thiếu trên toàn cầu.

Dù những suy tính trên đóng vai trò nhất định, thái độ nước đôi của Nga chịu tác động nhiều hơn từ sự khác biệt cơ bản trong quan điểm của Moscow đối với căng thẳng Triều Tiên. Với hầu hết nhà quan sát ở Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, chính Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng hiện nay vì tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân. 

Trái lại, Nga cho rằng Mỹ cũng có phần trách nhiệm, cụ thể là các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và các đồng minh ở khu vực. Nước này cũng chỉ trích những biện pháp trừng phạt đơn phương và động thái triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Vì thế, bất chấp sự đồng thuận của Moscow đối với các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Washington và các đồng minh không thể mong chờ Nga tăng sức ép nhiều hơn lên Triều Tiên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo