xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thái Lan ngừng trấn áp lao động nhập cư trái phép

Phạm Nghĩa

Chính phủ Thái Lan sẽ hoãn thực thi một phần luật lao động nhập cư mới sau khi nó gây ra thiếu hụt lao động.

Phó Thủ tướng Thái Lan Wissanu Krea-ngam hôm 30-6 cho biết Thủ tướng Prayut Chan-o-cha sẽ ra lệnh trì hoãn 3 phần của đạo luật trong vòng 4 tháng. 

Ba phần này gồm Mục 101 về hình phạt đối với lao động nhập cư; Mục 102 về hình phạt đối với người thuê lao động nhập cư không có giấy phép và Mục 122 về tuyển dụng lao động không có giấy phép.

Ông Wissanu cam kết trong thời gian xem xét lại đạo luật, chính quyền sẽ không bắt giữ ai ngoại trừ bọn buôn người. Dù vậy, người lao động nhập cư trái phép phải trở về nước mình để xin phép và Bộ Lao động Thái Lan sẽ đóng vai trò điều phối viên tại khu vực biên giới để hỗ trợ họ rời Thái Lan. "Mục 44 khi được ban hành sẽ cho phép lao động nhập cư bất hợp pháp trở về nước mà không phải đối mặt với hành động pháp lý" - ông Wissanu nói. 

Đối với những lao động vào Thái Lan hợp pháp, nếu họ thay đổi công việc thì phải khai báo cho chính quyền.


Thái Lan ngừng trấn áp lao động nhập cư trái phép - Ảnh 1.

Người lao động Myanmar tại tỉnh Tak trở về nước sau khi bị nhà tuyển dụng Thái Lan từ chối Ảnh: BANGKOK POST

Đạo luật trên - quy định mức phạt từ 400.000-800.000 baht đối với doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài không có giấy tờ hợp pháp - đã gây hỗn loạn kể từ khi có hiệu lực hôm 23-6. Theo tờ Bangkok Post, hàng ngàn người lao động đến từ các nước láng giềng đã rời khỏi Thái Lan sau khi bị nhà tuyển dụng tẩy chay do lo ngại bị phạt nặng. 

Cũng theo luật này, người lao động nước ngoài không có giấy phép hoặc làm việc trong những lĩnh vực bị cấm có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc phạt tiền từ 2.000-100.000 baht. Làm việc trong lĩnh vực không đúng với giấy phép lao động có thể bị phạt tới 100.000 baht. 

Các nhà quan sát cho rằng đạo luật được chính phủ ban hành một cách vội vã giống như một sắc lệnh hành pháp bởi nó không được trình Hội đồng Lập pháp quốc gia xem xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo