xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham nhũng càn quét EU

Hoàng Phương

Không một thành viên nào của EU không tham nhũng khiến các nền kinh tế thiệt hại tổng cộng 162,2 tỉ USD/năm

Châu Âu lâu nay vẫn được xem là một trong những lục địa “trong sạch” nhất thế giới và những nước trên bán đảo Scandinavia luôn tự hào dẫn đầu các bảng xếp hạng về minh bạch. Dù vậy, báo cáo về tham nhũng được Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên công bố hôm 3-2 cho thấy bức tranh không chỉ có màu hồng.

Bà Cecilia Malmstrom tại cuộc họp báo về báo cáo tham nhũng ở Brussels - Bỉ hôm 3-2  Ảnh: AP
Bà Cecilia Malmstrom tại cuộc họp báo về báo cáo tham nhũng ở Brussels - Bỉ hôm 3-2 Ảnh: AP

Hãng tin AP dẫn nội dung báo cáo cho biết nạn tham nhũng không “chừa” một thành viên nào của EU và khiến các nền kinh tế thiệt hại tổng cộng 162,2 tỉ USD/năm. Mua sắm công là lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất do thiếu cơ chế quản lý rủi ro và kiểm soát một cách hiệu quả, tiếp theo sau là phát triển đô thị, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, quản lý thuế… “Tham nhũng đang hủy hoại niềm tin của người dân vào các thể chế dân chủ và pháp quyền. Tham nhũng còn làm tổn thương kinh tế EU và khiến các nước thành viên thất thoát nguồn thu thuế thiết yếu” - ủy viên phụ trách các vấn đề về nội vụ của EU Cecilia Malmstrom nhận xét.

Theo bà Malmstrom, các nước thành viên EU đã nỗ lực chống tham nhũng trong những năm qua nhưng báo cáo trên cho thấy cuộc chiến còn lâu mới kết thúc. Bà nói: “Không một khu vực nào tại châu Âu không có tham nhũng. Tất cả các quốc gia thành viên đều chưa hành động đủ mức cần thiết”.

Báo cáo trên dựa vào nhận thức và trải nghiệm về tham nhũng của công dân và công ty EU. Dù không xếp hạng 28 nước thành viên trong khối song theo báo cáo, Hy Lạp, Tây Ban Nha , Ý và Cộng hòa Czech là những nước có nhận thức về tham nhũng cao nhất. Ở chiều ngược lại, Đan Mạch, Phần Lan, Luxembourg và Thụy Điển được đánh giá cao bởi sự trong sạch. Báo The Christian Science Monitor (Mỹ) cho rằng báo cáo đã phần nào làm tổn thương uy tín của EU, nhất là những thành viên đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế hay mới gia nhập.

Báo cáo cũng gợi ý các cách thức chống tham nhũng nhưng không đề ra biện pháp trừng phạt hoặc cải cách pháp lý. Dù vậy, bà Malmstrom tin rằng nội dung báo cáo sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận và nỗ lực chống tham nhũng tại các nước thành viên.

Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có đến 76% người châu Âu được hỏi cho rằng tham nhũng đang càn quét lục địa này trong khi 56% người đánh giá tham nhũng đang gia tăng ở nước mình. Ngoài ra, 40% công ty EU xem tham nhũng là trở ngại trong kinh doanh.

Ông Carl Dolan, trưởng văn phòng tại EU của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), gọi báo cáo trên là “bước tiến quan trọng đầu tiên” nhưng cho rằng khối này có thể đi xa hơn. Ông phàn nàn: “Báo cáo không có chương nào đề cập đến tham nhũng ngay trong các cơ quan của EU”.  Bản thân TI dự kiến công bố báo cáo riêng về tham nhũng trong các cơ quan của EU vào tháng 4 tới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo