xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới năm 2013: Tăng trưởng thấp, nguy cơ cao

NGUYỄN CAO

Nguy cơ Israel tấn công Iran, bất ổn gia tăng ở bán đảo Triều Tiên và biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia quốc tế

2013 sẽ là “một năm đặc biệt về chính trị”, theo nhận định của bà Tina Fordham, chuyên gia phân tích chính trị cao cấp của tập đoàn dịch vụ tài chính quốc tế Mỹ Citigroup. Nó bắt đầu từ những vấn đề của khu vực đồng euro, chính sách thuế ở Mỹ mà cụ thể là khúc xương “vách tường tài chính” cho đến những bất ổn ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và biển Đông.

Châu Âu bất định

Căng thẳng ở khu vực đồng euro có thể bùng phát vì bất ổn chính trị ở Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 trong Liên hiệp châu Âu (EU). Cùng với Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ 4 của EU, Ý đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công và chính trị.
 
Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tập đoàn vận động hành lang lớn nhất thế giới do 38 ngân hàng các nước phát triển thành lập năm 1983, nhận định rằng nguy cơ đến từ ẩn số kết quả cuộc bầu cử lập pháp ở Ý tháng 3 - 2013 vì chưa biết ai sẽ lãnh đạo chính phủ, có đi chệch ra ngoài chính sách “thắt lưng buộc bụng” hay không. Vì vậy, chuyện Ý và Tây Ban Nha yêu cầu EU cứu trợ tài chính khẩn cấp là một khả năng có thể sẽ xảy ra.
 
img
Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một lần trình bày giới hạn lòng kiên nhẫn của Israel

Theo ông Philip Suttle, kinh tế trưởng IIF, xã hội Tây Ban Nha căng thẳng do nạn thất nghiệp trầm trọng nên bản thân nước này cũng đầy rủi ro chính trị. Nói chung, theo nhận định của ông Steen Jakobsen, kinh tế trưởng ngân hàng trực tuyến Đan Mạch Saxo Bank, căng thẳng xã hội ở châu Âu là đáng lo nhất bởi nó dẫn đến khuynh hướng chính trị cực tả hoặc cực hữu. Đức và Ý sẽ trở nên “cực đoan hơn” - theo Saxo Bank.

Trong khi đó, ông Alistair Newton, nhà phân tích chính trị cao cấp của tập đoàn Nhật Namura, cho rằng Hy Lạp vẫn còn ở trong khu vực đồng euro ít nhất cho đến cuộc bầu cử quốc hội Đức vào tháng 9 - 2013 mà ông dự đoán liên minh của bà Angela Merkel  sẽ thắng. Tuy nhiên, uy tín những người vừa mới đắc cử năm nay như Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ giảm mạnh, theo bà Fordham.

Nguy cơ tiềm ẩn ở Đông Á

2013 là năm kỷ niệm thứ 60 hiệp định đình chiến ở Triều Tiên. Nhiều chuyên gia về Triều Tiên lo ngại rằng chủ tịch Kim Jong-un có thể lại gây hấn để thế giới phải chú ý và dè chừng trong bối cảnh Hàn Quốc vừa có nữ tổng thống đầu tiên là bà Park Geun-hye, con gái của cựu tổng thống Park Chung-hee.

Chuyên gia Andrei Lankov ở Đại học Kookmin, Seoul dự báo trong 3 tháng đầu năm 2013, Triều Tiên có thể sẽ thử thách bà Park với một hành động bất ngờ như nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc như đã từng làm hồi tháng 11- 2010, bắn vào máy bay dân sự hoặc đột kích vào Hàn Quốc bằng bộ binh.
 
Bà Park sẽ đối phó như thế nào rất khó đoán, theo ông Lankov. Liệu bà Park, có mẹ bị một kẻ quá khích thân Triều Tiên bắn chết năm 1974, có “ăn miếng trả miếng” hay không chưa rõ bởi vì chưa biết ai nắm chính sách đối với Triều Tiên và người đó ảnh hưởng tới bà Park cỡ nào.
 
img
Hải quân Nhật sẽ không ngại va chạm với Trung Quốc trong
vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo dự báo của BMI. Ảnh: REUTERS

Cũng ở Đông Á, việc thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc và Nhật Bản vừa qua tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng leo thang trong vấn đề chủ quyền quần đảo Sensaku/Điếu Ngư. Trong khi IIF cho rằng sự căng thẳng này chủ yếu sẽ thể hiện về mặt thương mại thì tài liệu Triển vọng chính trị toàn cầu (GPO) 2013 của Công ty Business Monitor International (BMI) có trụ sở ở London, chuyên nghiên cứu về công nghiệp và rủi ro, lại cho rằng tân Thủ tướng Shinzo Abe, với chủ trương tăng cường sức mạnh quốc phòng, có thể không ngại va chạm với Trung Quốc.

Trung Đông nổi sóng

Theo GPO, nguy cơ chính trị lớn nhất với sự can dự của quốc tế ở Trung Đông là khả năng Israel không kích những cơ sở hạt nhân của Iran. Tháng 1-2013, Israel sẽ tổ chức bầu cử và đương kim Thủ tướng Netanyahu thuộc phe diều hâu có nhiều khả năng tái đắc cử, theo GPO. Sự kiện này có thể coi như ông Netanyahu nhận được sự ủy thác của cử tri tiến hành cuộc chiến chống lại chương trình hạt nhân của Iran bất chấp sức ép của Mỹ.

Triển vọng nói trên càng hiện thực hơn nếu tháng 6-2013, cử tri Iran tiếp tục bầu một lãnh tụ khác cứng rắn không kém hoặc hơn đương kim Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Lúc đó, Israel sẽ mất kiên nhẫn và thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chiến lan rộng khắp vịnh Ba Tư.

Cũng theo BMI, môi trường chính trị ở Ai Cập rất bất ổn mặc dù hiến pháp mới đã được đa số cử tri chấp nhận. Tại Syria, chế độ ông Assad có thể sụp đổ nhưng nội chiến vẫn tiếp tục cho dù ông Assad không còn quyền bính trong tay. Jordan cũng rơi vào trạng thái bất ổn chính trị.

Kỳ tới: Những công nghệ kỳ diệu

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo