xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời của tướng lĩnh

Peter Apps, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Dự án Nghiên cứu thế kỷ XXI (PS21)

Khi được hỏi vì sao Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm tướng thủy quân lục chiến về hưu John Kelly làm chánh Văn phòng Nhà Trắng, Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Mick Mulvaney giải thích đơn giản: "Ông ấy thích làm việc với các vị tướng".

Với tính khí thất thường của ông Donald Trump, các tướng lĩnh quân sự gần như là nhóm duy nhất có thể sống sót và thậm chí là lớn mạnh. Tổng thống Mỹ dường như ngày càng đặt niềm tin vào sự kỷ luật, lòng trung thành và khả năng gây ảnh hưởng cũng như kiểm soát tình hình của họ.

Bộ ba tướng lĩnh được tôn trọng nhất nước Mỹ đang có mặt ở vị trí trung tâm chính quyền Washington - gồm tướng thủy quân lục chiến về hưu James Mattis giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, tướng lục quân H.R. McMaster đảm nhiệm ghế cố vấn an ninh quốc gia và cựu Bộ trưởng An ninh nội địa John Kelly đang ngày ngày điều hành công việc Nhà Trắng.

Thời của tướng lĩnh - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster (thứ hai và thứ ba từ phải sang) cùng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (bìa phải) trong cuộc họp với Liên minh châu Âu ở Bỉ hồi tháng 5-2017 Ảnh: REUTERS

Tầm ảnh hưởng của họ có thể dần vượt xa các chính sách đối ngoại và an ninh để xen sâu vào chính trường trong nước. Giới tướng lĩnh quân đội luôn có vai trò đáng kể trên chính trường Mỹ song chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại lại có quá nhiều nhân vật quân sự nắm giữ các cấp bậc cao nhất của bộ máy chính quyền như hiện nay.

Hiển nhiên, một số nhân vật nhanh chóng bị chính trị hóa, như tướng McMaster ngày càng đối chọi với cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon về hàng loạt vấn đề - từ trừng phạt Nga, thỏa thuận hạt nhân Iran đến quân số Mỹ tại Afghanistan. Không nghi ngờ gì về chuyện sẽ có thêm nhiều xung đột chính trị. Điều này đặc biệt đúng với ông Kelly, người phải vận hành toàn bộ bộ máy chính trị Nhà Trắng dù có rất ít kinh nghiệm trong các lĩnh vực then chốt, như thương lượng với quốc hội.

Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, các tướng lĩnh quân đội thường phàn nàn ông tránh trao đổi trực tiếp với họ nhưng chính quyền lại can thiệp quá sâu vào các chiến dịch, nhất là khi có sự tham gia của các lực lượng đặc nhiệm. Trái lại, ông Donald Trump mở rộng đáng kể quyền hạn của quân đội Mỹ trong việc tiến hành các chiến dịch, đồng thời được cho là đã giao cho ông Mattis thẩm quyền quyết định triển khai thêm bao nhiêu lính Mỹ tới Afghanistan.

Nhiều nhà bình luận nhận định khả năng giám sát của nhánh dân sự yếu đi sẽ gây hại cho hoạt động quân sự. Thương vong của dân thường trong các chiến dịch của Mỹ ở Iraq, Syria… đã tăng lên kể từ khi ông Donald Trump nắm quyền, dẫn đến lo ngại quân đội đang âm thầm chuyển sang dùng các biện pháp mạnh tay hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo