xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc đẩy cam kết tự do hàng hải

HUỆ BÌNH

Những vấn đề liên quan đến biển Đông nhiều khả năng trở thành tâm điểm khi các ngoại trưởng Đông Nam Á nhóm họp ở Brunei cuối tuần này, bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ tham gia Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 46 (AMM 46), tổ chức từ ngày 27-6 đến 2-7 tại Brunei.
 
Trong hội nghị này, ông Kerry có thể sẽ thúc đẩy thực hiện cam kết chung về các nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải trên biển Đông - tuyến đường thương mại quan trọng đối với Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà quan sát lại không đặt nhiều hy vọng sẽ có bước đột phá về vấn đề biển Đông.
 
img
Philippines và Mỹ tập trận tại miền Trung Luzon hồi tháng 4-2013
Ảnh: REUTERS

“Tranh chấp ở biển Đông giờ đây không còn là cuộc xung đột giữa Trung Quốc và ASEAN. Những tuyến giao thương trên biển Đông dần dần nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn, trong đó có Mỹ. Điều mà các nước ASEAN muốn tránh bằng mọi giá là phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu điều đó xảy ra thì đúng là cơn ác mộng” - GS Ralf Emmers Ralf Emmers, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam - Singapore, phát biểu trong một hội thảo gần đây ở Bangkok - Thái Lan.

Trước đây, trong hội thảo quốc tế “Đoàn kết ASEAN với các thách thức hàng hải ở biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương” tại Indonesia hồi tháng 4, ông Ralf Emmers từng cho rằng Bắc Kinh sẽ trở thành một thế lực đáng gờm trong khu vực và trên thế giới. Để đối phó, Washington đã tuyên bố chuyển trục sang châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2011 và quyết định dồn tới 60% sức mạnh hải quân tại đây.

Thực tế đó đang và sẽ là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức không hề nhỏ với ASEAN. Theo trang tin Rappler.com, “nhiều bằng chứng cho thấy Washington đang hướng sự chú ý vào khu vực này và quan sát Trung Quốc bằng con mắt thận trọng”. Trong khi đó, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Tô Hiểu Huy cho rằng Mỹ "đóng một vai trò tiêu cực" ở biển Đông.

Ông Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định ASEAN đã và đang cố gắng giải quyết tốt tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông trong 2 thập kỷ qua dẫu vẫn gặp phải những chuyện không hay. Chẳng hạn, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan trong vùng biển tranh chấp vào đầu tháng 5-2013. “Đây không phải là sự cố đầu tiên trên vùng biển này song hy vọng đó là trường hợp cuối cùng” - ông Ian Storey nói.
 

Chọn thẩm phán cuối cùng cho vụ kiện của Philippines

Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đã chọn được thẩm phán cuối cùng tham gia ủy ban đặc trách xem xét đơn kiện của Philippines về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông. Đó là thẩm phán Thomas Mensah, người Ghana.

Theo báo Philippine Daily Inquirer, thông tin này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết hôm 25-6. Ông Mensah, nguyên thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển từ năm 1996 đến 2005, được đề cử thay thế thẩm phán Chris Pinto (người Sri Lanka). Ông Pinto xin rút tên khỏi ủy ban trọng tài hồi tháng 5-2013, không lâu sau khi được bổ nhiệm vì có vợ là người Philippines.

Như vậy, Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc chuyên trách vụ kiện của Philippines gồm các ông: Jean-Pierre Cot (người Pháp), Alfred Soons (Hà Lan), Thomas Mensah (Ghana), Rudiger Wolfrum (Đức, được Philippines chọn làm đại diện) và thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak được chánh án ITLOS cử thay mặt Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo