xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tình báo Nga: Con điệp viên lại làm điệp viên

NGÔ SINH

Những đứa trẻ sinh ra hoặc được ăn học ở Mỹ có tiềm năng trở thành nguồn tài sản quý giá cho hoạt động tình báo Nga hơn cha mẹ họ nhiều

Xì-căng-đan gián điệp giữa Nga và Mỹ năm 2010 đã có một diễn biến bất ngờ. Việc bắt giữ các điệp viên Nga được cơ quan phản gián Mỹ coi là một thành tích lớn lao. Thế nhưng, ngay lúc đó, các cơ quan tình báo Mỹ đã cho rằng sự việc chưa phải là kết thúc. Theo các chuyên gia Mỹ, các điệp viên Nga bị lộ tung tích đã chuẩn bị một thế hệ nhân viên tình báo mới để thay thế họ.

Thế hệ điệp viên mới

Khi các điệp viên Nga bị bắt năm 2010, các bản báo cáo chính thức của Mỹ cho rằng hoạt động tình báo của họ trên đất Mỹ chẳng nên cơm cháo gì. Tuy nhiên, nhiều tình tiết mới được tiết lộ về thời gian các điệp viên Nga ở Mỹ cho thấy hoạt động của họ tinh tế hơn và đôi khi còn thành công hơn người Mỹ tưởng. Thậm chí, một người trong số họ đã thâm nhập một công ty tư vấn có văn phòng ở Manhattan, New York và cả thủ đô Washington D.C. với tư cách một chuyên gia máy tính. 

Sau khi mạng lưới 10 điệp viên Nga ở Mỹ bị lộ, các cơ quan tình báo đã chú ý đến con cái của họ. Theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), số người Nga thế hệ trẻ này - sinh ra hoặc ăn học ở Mỹ - sẽ có khả năng thâm nhập sâu hơn vào guồng máy nhà nước của Mỹ. Điều đó có nghĩa là họ có thể đem lại lợi ích cực kỳ to lớn cho tình báo Nga. Tác giả bài báo nhận xét rằng mọi điệp viên trong mạng lưới này, ngoại trừ người đẹp Anna Chapman, đều đã có con.

img
Vợ chồng Donald Heathfield và Tracey Foley đã tìm cách
 đào tạo con trai Tim Foley (bìa phải) trở thành điệp viên. Ảnh: AP

Vào thời điểm bị bắt, các điệp viên này có 7 người con trong độ tuổi từ 1 đến 20, hầu hết sinh ra ở Mỹ. Ngoài ra, một điệp viên đã có con trai từ một mối quan hệ trước khi tham gia mạng lưới bí mật này. Sau khi các điệp viên bị bắt, con cái họ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc thương lượng giữa hai chính phủ Nga và Mỹ.

Nỗ lực dẫn dắt con cái đi theo con đường của mình cho thấy các điệp viên Nga đã tính đến chuyện lâu dài sau này. Những đứa trẻ sinh ra hoặc được ăn học ở Mỹ có tiềm năng trở thành nguồn tài sản quý giá cho hoạt động tình báo Nga hơn cha mẹ chúng nhiều. Khi  lớn lên ở Mỹ, họ không khó qua mặt nhà chức trách nếu bị kiểm tra nhân thân.

Người phát ngôn Đại sứ quán Nga ở Washington đã từ chối đưa ra lời bình luận về vấn đề trên. Các quan chức Nga ở Moscow từng thừa nhận đường dây gián điệp tại Mỹ cũng không bình luận gì thêm.

Điển hình sống động

Báo The Wall Street Journal nêu tên Tim Foley và cho rằng đây là một điển hình sống động về thế hệ điệp viên mới của Nga mà các giới chức tình báo Mỹ lo ngại. Foley là một trong những người con được cha mẹ chuẩn bị cho sự nghiệp điệp viên trong tương lai. Foley không sinh ra ở Mỹ nhưng cha mẹ anh - Donald Heathfield và Tracey Foley - từng sinh sống ở đây hơn một thập niên. Khi cha mẹ bị bắt, Foley 20 tuổi và đã học xong năm thứ hai tại Trường Đại học George Washington.

Trước khi bị bắt, cha mẹ Foley đã tiết lộ cho anh biết cuộc đời hoạt động bí mật của họ. Cuộc trò chuyện giữa chàng trai Foley và cha mẹ anh đã được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) theo dõi. Các giới chức Mỹ cho biết cha mẹ Foley đã nói với con trai rằng họ muốn anh đi theo bước chân của mình. Kết thúc cuộc bàn bạc với cha mẹ, Foley đứng lên và hô to “Mẹ Nga”. Anh đồng ý và bằng lòng trở về Nga để bắt đầu theo học khóa huấn luyện điệp viên chính thức.

Tuy nhiên, các giới chức Mỹ không cung cấp chi tiết về địa điểm và thời gian diễn ra cuộc trò chuyện giữa Foley và cha mẹ hoặc liệu anh có về Nga trước khi nhóm điệp viên bị bắt hay không. Nhiều tình tiết của cuộc điều tra vẫn còn được giữ bí mật.

Kể từ sau khi xảy ra xì-căng-đan gián điệp mùa hè năm 2010, Foley đã cố quay trở lại Mỹ. Dù chưa bị cáo buộc làm điều gì sai trái, anh vẫn không thể thực hiện được điều đó và hiện vẫn còn ở Nga.
 
Tuy phía Mỹ nỗ lực tìm kiếm anh nhưng vẫn hoài công vô ích. Một luật sư bào chữa cho mẹ của Foley trong vụ án gián điệp Nga ở Mỹ đã không trả lời điện thoại những người muốn tìm hiểu thêm. Căn cứ vào việc theo dõi mở rộng mạng lưới gián điệp Nga cũng như các bản tin họ gửi về Moscow, các giới chức phản gián Mỹ tin rằng chàng trai trẻ Foley nằm trong chương trình dài hạn đào tạo điệp viên khi họ lớn lên.

Được ở lại Mỹ

Có một cậu bé trong độ tuổi vị thành niên là con của một điệp viên thuộc mạng lưới gián điệp Nga ở Mỹ bị lộ cách đây 2 năm đã được nhà chức trách Mỹ cho phép ở lại nước này sau khi cha mẹ bị bắt. Cậu bé đã không bị các giới chức Mỹ xem là một mối nguy đối với nền an ninh quốc gia. Theo một cựu đồng nghiệp của cha cậu, tên ở Mỹ là Juan Lazaro, người cha muốn con mình sau này trở thành một nghệ sĩ dương cầm. Về chuyện này, luật sư của gia đình từ chối đưa ra lời bình luận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo