xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Titanic, nỗi ám ảnh trăm năm: Sát thủ mặt trăng

Nguyễn Cao

100 năm sau 2 cuộc điều tra cấp chính phủ và hàng trăm cuốn sách viết về thảm họa Titanic, người ta vẫn còn mơ hồ về nguyên nhân gây thảm họa

img
Tàu RMS Titanic trước giờ nhổ neo. Ảnh: Sipa Press
Câu hỏi dai dẳng trong suốt 100 năm qua là làm thế nào một con tàu được xem là “không thể chìm”, như nhà đóng tàu khẳng định, lại có một kết thúc bi thảm như vậy. Trong hàng trăm giả thuyết và nghiên cứu, đáng lưu ý nhất là 2 nghiên cứu khoa học, một của người Anh và một của người Mỹ, mới được phổ biến trên các phương tiện truyền thông Anh - Mỹ.

Siêu thủy triều

100 năm sau thảm họa Titanic giết chết 1.517 hành khách, các nhà thiên văn đặt vấn đề nghi can số 1 là mặt trăng. Ai cũng biết chiếc Titanic chìm do va chạm với một trong nhiều tảng băng khổng lồ “đi lang thang” trên biển. Thuyền trưởng Edward Smith bị đổ lỗi xem nhẹ những cảnh báo băng trôi trên tuyến đường Queenstown (Vương quốc Anh) đến thành phố New York của Mỹ mà chiếc Titanic đang đi lần đầu tiên.

Ông Smith, 62 tuổi, là thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm nhất của hãng tàu White Star Line, từng vượt Đại Tây Dương nhiều lần. Ông được chọn thực hiện chuyến đi đầu tiên của chiếc Titanic bởi ông là người rất cẩn thận và thông thạo luồng lạch ở Đại Tây Dương.

Tảng băng mà chiếc Titanic đụng phải và hàng trăm tảng băng lớn khác thường khu trú ở vùng biển cạn đảo Newfoundland của Canada. Theo hai nhà vật lý học Donald Olson và Russel Doescher ở trường đại học công lập Texas (Mỹ), thuộc nhóm thiên văn học pháp lý nghiên cứu vai trò của mặt trăng trong vụ chìm tàu Titanic, những tảng băng trôi vừa kể chỉ có thể trôi dạt về phía Nam nếu có thủy triều thật lớn.

Nghiên cứu dữ liệu sử học và thiên văn học, đặc biệt là công trình nghiên cứu của nhà hải dương học chuyên nghiên cứu về thủy triều Fergus Wood, nhóm nghiên cứu của ông Olson phát hiện trong ngày 4-1-1912 đã xảy ra một hiện tượng thiên văn kỳ thú 1.400 năm mới có một lần. Đó là thời điểm mặt trời và mặt trăng cùng trên một trục thẳng hàng tạo ra “siêu thủy triều” trên các đại dương của trái đất.

Theo ông Olson, thủy triều lớn bất thường tuy chỉ kéo dài 7 phút đã đẩy những tảng băng khổng lồ mắc kẹt ở vùng biển cạn trôi ra biển lớn. Ông Olson đã xác định được tảng băng va chạm với tàu Titanic vỡ ra từ đảo Greenland của Đan Mạch hồi tháng 1-1912, mắc kẹt ở vùng nước cạn Newfoudland, trước khi được “siêu thủy triều” giải phóng. Ba tháng sau, nó lặng lẽ trôi trên đường đi của tàu Titanic và gây ra thảm họa trên biển lớn nhất trong lịch sử hàng hải thế giới. Nghiên cứu trên cho thấy thuyền trưởng Smith đã không gặp may nên đã chết oan ức cùng với con tàu mà về sau trở thành một huyền thoại bất tử.

Ảo ảnh lạnh

“Họa vô đơn chí”, ngoài sát thủ mặt trăng, ông Smith còn là nạn nhân của một hiện tượng quang học gọi là “ảo ảnh lạnh” khiến ông không thể nhìn thấy kích thước và khoảng cách thật sự của tảng băng khổng lồ “từ trong sương mù nhảy xổ ra” ngay trước mũi tàu như Reginald Lee, một sĩ quan sống sót, thuật lại.
img
Mũi tàu Titanic nằm ở độ sâu 4.600 m. Ảnh: AP

Hiện tượng “ảo ảnh trên biển lạnh” đã từng được đề cập trong một cuộc điều tra của nhà chức trách Anh năm 1992 nhưng không được đào sâu đến nơi đến chốn. Nhà sử học Anh Tim Maltin, 39 tuổi, sau khi đọc được biên bản điều tra nói trên đã bỏ ra 6 năm bôn ba khắp thế giới để tìm thêm chứng cứ.

Ông Maltin đã đọc rất kỹ những ghi chép về thời tiết trong nhật ký hành trình của hơn 75 con tàu đi ngang dọc Đại Tây Dương từ năm 1912. Ông cũng chắt lọc từ đống văn bản chính thức và không chính thức ghi chép lời khai “mắt thấy tai nghe” của những người liên quan vụ đắm tàu Titanic, những chi tiết củng cố giả thuyết “ảo ảnh lạnh”.

Trong sách điện tử Titanic: A very deceiving night xuất bản tuần qua, tác giả Maltin cho rằng đêm 14 rạng sáng 15-4-1912, trời đầy sao nhưng không có trăng. Nước lạnh giá của dòng hải lưu Labrador “đụng độ” với nước ấm của dòng hải lưu Gulf Stream tạo ra một hiện tượng quang học gọi là “siêu khúc xạ”, ánh sáng mọi vật bị bẻ cong như trong nhà cười.

Lúc đó, từ đài quan sát của chiếc Titanic, do ảnh hưởng “ảo ảnh lạnh”, người ta thấy đường chân trời cao hơn bình thường và ngập tràn sương khói, che khuất những tảng băng trôi gần tàu nhưng do ảo giác lại thấy thấp thoáng ở xa và nhỏ hơn kích thước thật. Vì vậy, thuyền trưởng Smith bị thị giác đánh lừa vẫn giữ tốc độ tối đa như mọi khi dẫn đến một vụ va chạm rất mạnh khiến thân tàu gãy làm đôi và chìm ngay sau đó.

Khi gặp nạn, tàu Titanic đánh điện tín liên tục kêu cứu đồng thời bắn pháo hiệu tầm cao cấp báo tàu đang chìm. Lúc đó, đồng hành với Titanic ở khoảng cách không xa có Californian, một chiếc tàu chở hàng nhỏ chạy bằng hơi nước của Anh. Stanley Lord, thuyền trưởng chiếc Californian, sau này kể lại có nhìn thấy ánh sáng lập lòe nhưng ở tầm thấp không giống pháo hiệu cấp cứu. Kích thước chiếc Titanic cũng bị thu nhỏ không giống tàu chở khách Titanic. Bốn ống khói khổng lồ của Titanic biến mất trong trạng thái vô hình. Cho nên, ông Lord vẫn tiếp tục cuộc hành trình.

Stanley Lord đã bị đổ tội vô trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng theo ông Maltin, vị thuyền trưởng Californian cũng bị “ảo ảnh lạnh” đánh lừa như ông Smith. n

Kỳ tới: Hiện đại nhưng chưa an toàn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo