xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống Pháp xài điện thoại gì?

NGUYỄN CAO

Đồng minh thân thiết của Mỹ cỡ Thủ tướng Đức Angela Merkel còn bị NSA nghe lén điện thoại thì chuyện Tổng thống Pháp François Hollande bị “chơi xấu” rất có khả năng xảy ra

Ông François Hollande nổi tiếng nghiện thiết bị công nghệ cao, sử dụng thành thạo các trang mạng xã hội, đặc biệt là món nhắn tin SMS. Điều này cũng có nghĩa là ông dễ bị tin tặc thông thường tấn công, huống gì là tình báo Mỹ tầm cỡ như Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Vấn đề là ông dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) gì, được bảo vệ an toàn đến mức nào.

Điện thoại Teorem

Trước tiết lộ động trời của báo chí Đức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố: “Trong bối cảnh vụ án Edward Snowden, không có gì làm chúng tôi bất ngờ”. Tại Điện Elysée (Phủ Tổng thống Pháp), một cố vấn phát biểu trên nhật báo Le Monde: “Nếu điện thoại của bà Merkel bị nghe lén, không lý gì họ (NSA) tha các nhà lãnh đạo châu Âu khác. Đây là giả thuyết cần được xem xét”.

Truyền thông Pháp cho biết Tổng thống Hollande đang dùng ĐTDĐ Teorem, một sản phẩm nội địa của tập đoàn điện tử Thales. Đây là mẫu ĐTDĐ được bảo mật “siêu cấp” (theo lời nhà sản xuất) mà các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp dân sự lẫn quân sự Pháp được trang bị cách đây 2 năm.
 
img
Tổng thống Pháp quen dùng iPhone ngoài giờ công tác Ảnh: MONDOBLOG

Dù được xếp vào hàng ĐTDĐ thế hệ mới, thiết kế chiếc Teorem vẫn giữ mẫu cũ, có bàn phím cứng, nắp gập. Chúng được sản xuất tại một nhà máy bí mật của Thales ở Chalot theo đơn đặt hàng từ DGA (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Pháp) với số lượng hơn 14.000 chiếc, trong đó 7.000 chiếc cho Bộ Quốc phòng Pháp, còn lại dành cho chính phủ. Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và thành viên nội các của ông là những khách hàng đầu tiên dùng Teorem để liên lạc với nhau.

Chiếc Teorem có thể dùng như ĐTDĐ, điện thoại bàn hoặc modem kết nối với internet và mạng nội bộ. Máy cho phép người sử dụng trao đổi thông tin và dữ liệu ở cấp độ “bí mật quốc phòng” (cấp độ thứ 2 trong 3 cấp độ thông tin thuộc diện bí mật quốc phòng Pháp) ở trong hoặc ngoài nước.

Nguồn gốc ra đời của chiếc Teorem là cả một câu chuyện dài tình báo và phản gián giữa Mỹ - Pháp cách đây gần 10 năm. Trong đó, một lần NSA nghe lén được những cuộc điện đàm giữa thủ tướng Pháp và một công ty Pháp sắp ký kết một hợp đồng thương mại lớn ở Ả Rập Saudi. Nắm được bí mật thương mại này, NSA đã giúp các công ty Mỹ đánh văng Pháp ra khỏi thị trường Ả Rập Saudi vào phút chót.

Thông tri “đáng ghét”

Việc bảo vệ cái “a-lô” của Tổng thống Hollande nằm trong một kế hoạch an ninh chung cho cả Chính phủ Pháp. Ở nước nào cũng vậy, không riêng gì Pháp. Kế hoạch này đã có từ lâu nhưng người dân ít được biết đến, cho tới khi “người thổi còi” Edward Snowden tiết lộ những bí mật động trời của NSA - nghe lén, nhìn trộm thông tin không những của người dân trong nước mà cả ở nước ngoài, bất kể là thù hay bạn với lý do “chống khủng bố”.
 
img
Điện thoại Teorem Ảnh: THALES

Trong bối cảnh đó, việc Matignon (Phủ Thủ tướng Pháp) ra thông tri nhắc nhở các bộ tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc an ninh quốc gia khi trao đổi thông tin nhạy cảm, nhất là qua ĐTDĐ, không có gì là bất ngờ nhưng “đáng ghét” đối với các quan chức vừa được thoải mái sau kỳ nghỉ hè - theo nhận định của tuần báo L’Express. Thông tri đề ngày 19-8 có chữ ký của ông Christophe Chantepy, Bộ trưởng Văn phòng Phủ Thủ tướng Pháp, yêu cầu quan chức các bộ, từ bộ trưởng trở xuống, không được dùng ĐTDĐ phổ thông để trao đổi thông tin nhạy cảm, trừ khi được cơ quan an ninh xác nhận đã được bảo vệ.

Phần đầu bản thông tri dài 3 trang A4 nhắc lại những “thành tích bất hảo” của NSA, trong đó có vụ đại diện ngoại giao Pháp ở New York và Washington, kể cả Bộ Ngoại giao Pháp ở Paris, bị nghe lén hồi tháng 6-2010. Tiếp đó, thông tri quy định rất rõ: Ở cấp “bí mật quốc phòng”, mọi trao đổi thông tin chỉ được thực hiện với ĐTDĐ Teorem.

Đã có 2.000 chiếc ĐTDĐ loại này được cấp cho các bộ Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ, Tài chính và Ngoại giao Pháp. Thông tri cũng nhấn mạnh rằng ngay cả Bộ Tài chính dù ít liên quan cũng phải tuân thủ lệnh này khi đề cập những vấn đề thương mại nhạy cảm qua điện thoại, máy tính bảng hay laptop.

 

Cấm dùng SMS, USB

Thông tri của Văn phòng Phủ Thủ tướng Pháp nhấn mạnh cấm sử dụng ĐTDĐ phổ thông dùng hệ điều hành có mã nguồn tùy biến dù được cho là bảo mật tốt nhất. Nếu không cưỡng lại được cám dỗ của những thương hiệu lớn như Samsung, Nokia thì nó phải được ANSSI - cơ quan bảo mật công nghệ thông tin - chứng nhận. Các quan chức cũng được khuyến khích dùng điện thoại bàn để liên hệ với nhau, việc trao đổi thông tin nhạy cảm tuyệt đối không dùng tin nhắn SMS.

Điều cấm kỵ cuối cùng là không được kết nối với USB hoặc ổ cứng di động không rõ nguồn gốc. Điều này quả là hết sức thiết thực. Ngày 30-10, hai tờ báo Ý La Stampa và Corriere Della Sera tố cáo Nga tặng USB và máy sạc pin ĐTDĐ cho đại biểu các nước dự Hội nghị Cấp cao G20 tại St.Petersburg hồi tháng 9 là có ý đồ. Loại USB chứa mã độc có khả năng sao chép dữ liệu thông tin mật của máy tính xách tay kết nối với nó; máy sạc pin thì có thể bí mật xâm nhập email, tin nhắn và cuộc gọi trong ĐTDĐ. Tất nhiên, Nga đã phủ nhận chuyện này.


Kỳ tới: Muôn sự tại con người
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo