xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh bá ở Bắc Cực

Lục San

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến tham dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể diễn đàn quốc tế “Bắc Cực - lãnh thổ đối thoại” lần IV tại vùng Arkhangelsk ở Bắc Cực ngày 30-3.

Một ngày trước đó, theo kênh TV Zvezda, Tổng thống Putin cùng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đến thăm đảo Alexandra Land thuộc bán đảo Franz Josef Land, nơi quân đội Nga gần đây xây dựng một đường băng mới và khánh thành một căn cứ thường trực.

Nhân dịp này, ông Putin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các lợi ích kinh tế, an ninh của Nga ở Bắc Cực.


Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev ở Bắc Cực hôm 29-3Ảnh: REUTERS

Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev ở Bắc Cực hôm 29-3Ảnh: REUTERS

Hãng tin AP nhận định chuyến thăm vùng cực Bắc của Tổng thống Putin nằm trong nỗ lực tái xác định chỗ đứng của Nga trong khu vực nhiều dầu mỏ này. Lâu nay, Điện Kremlin vẫn xem đây là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Bắc Cực diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng quyết liệt. Người ta tin rằng Bắc Cực hiện lưu giữ 1/4 trữ lượng dầu mỏ, khí đốt chưa được khai thác của trái đất.

“Tài nguyên thiên nhiên, một phần quan trọng đối với nền kinh tế Nga, đang tập trung ở khu vực này” - Tổng thống Putin khẳng định, đồng thời cho biết những ước tính gần đây cho thấy giá trị tài nguyên khoáng sản ở Bắc Cực là 30.000 tỉ USD.

Tại cuộc họp trên đảo Alexandra Land, Tổng thống Putin đã giao cho chính phủ nhiệm vụ đẩy nhanh việc điều nghiên chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Cực, đồng thời giao cho Bộ Quốc phòng và Cơ quan An ninh Liên bang đảm nhận việc bảo vệ các quyền lợi quốc gia Nga tại đây. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moscow sẵn sàng hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển các hành lang vận chuyển đến khoa học và sinh thái.

Không chỉ là ưu tiên trong chính sách của Nga, theo trang The Conversation (Úc), Bắc Cực còn trở thành “bãi thử nghiệm quan trọng” cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai quốc gia này đều quan tâm đến Bắc Cực vì những lý do rất khác nhau. Mỹ, qua bang Alaska, là 1 trong 5 quốc gia ven biển Bắc Cực và đóng vai trò quản lý trong khu vực. Với Trung Quốc, mối bận tâm thiên về lý do kinh tế hơn, như nguồn tài nguyên biển.

Trung Quốc dự kiến sẽ sớm công bố chính sách Bắc Cực đầu tiên. Năm 2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh từng tuyên bố Bắc Kinh xem mình là “quốc gia cận Bắc Cực”, muốn góp phần vào việc định hình quyền quản lý Bắc Cực.

Năm quốc gia ven biển Bắc Cực - Mỹ, Nga, Canada, Na Uy, Đan Mạch - hiện cho rằng đã có một khuôn khổ pháp lý quốc tế mở rộng áp dụng cho Bắc Cực nên không cần thêm khuôn khổ nào khác. Dù vậy, Trung Quốc thời gian tới có thể gia tăng sức ép trong việc đòi hỏi một vai trò quản lý ở Bắc Cực và dùng điều này để đổi lấy sự thỏa hiệp của Mỹ khi 2 bên đối đầu tại những khu vực khác trong kỷ nguyên của Tổng thống Donald Trump.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo