xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh cãi về MH17 chưa có hồi kết

Hoàng Phương

Nga không đồng ý với kết luận của Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB) về loại đầu đạn và tên lửa bắn hạ máy bay MH17

Câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra với chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên bầu trời miền Đông Ukraine vào năm ngoái vẫn chưa có lời giải, bất chấp kết quả 2 cuộc điều tra cùng được công bố hôm 13-10.

Báo cáo của Công ty Almaz-Antey (Nga), nhà sản xuất hệ thống tên lửa Buk, tung ra trước với kết luận MH17 bị trúng tên lửa 9M38 của hệ thống Buk được bắn từ lãnh thổ do quân đội Ukraine kiểm soát khi đang trên đường bay từ TP Amsterdam - Hà Lan đến thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia hôm 17-7-2014. Hậu quả kinh hoàng: Toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 196 người Hà Lan.

Theo Almaz-Antey, kết luận trên được rút ra sau khi họ cho nổ một đầu đạn tên lửa Buk ở cạnh buồng lái của một chiếc máy bay Ilyushin 86 cũ (được cho là giống chiếc Boeing 777 gặp nạn) hôm 7-10. Kết quả thử nghiệm chứng tỏ MH17 trúng phải một loại tên lửa cũ không còn được quân đội Nga sử dụng. Ngoài ra, tên lửa này bắn từ một nơi gần làng Zarochenske nằm ở phía Tây Nam hiện trường vụ rơi máy bay.

“Nếu thực sự MH17 trúng tên lửa thì đó là loại Buk 9M38, không phải Buk 9M38M1 và được bắn từ khu vực xung quanh Zaroshchensk. Điều duy nhất chúng tôi không hiểu là tại sao những mảnh vỡ của 9M38M1 lại nằm trong số bằng chứng của vụ việc” - ông Yan Novikov, giám đốc điều hành Almaz Antey, cho biết tại cuộc họp báo ở Moscow. Nga cho rằng làng Zaroshchensk thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Ukraine vào thời điểm máy bay bị bắn hạ.

 


Cuộc họp báo của DSB tại căn cứ không quân Gilze Rijen

với một phần máy bay MH17 được phục dựng từ những mảnh vỡ thu thập tại hiện trường

Ảnh: Reuters

Cuộc họp báo của DSB tại căn cứ không quân Gilze Rijen

với một phần máy bay MH17 được phục dựng từ những mảnh vỡ thu thập tại hiện trường

Ảnh: Reuters

 

Vài giờ sau, đến lượt Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB) công bố báo cáo cuối cùng. Theo đó, kết luận MH17 bị bắn hạ bởi một tên lửa Buk đất đối không do Nga sản xuất nhưng không nói rõ ai là thủ phạm. Báo cáo này khẳng định tên lửa được bắn từ một nơi nào đó nằm trong khu vực có diện tích 320 km2 ở miền Đông Ukraine nhưng chính xác ở đâu thì cần điều tra thêm.

Các nhà điều tra xác định tên lửa bắn trúng mạn trái của buồng lái, những hành khách nào không bị thiệt mạng bởi tên lửa thì bất tỉnh ngay sau đó. Báo cáo cũng cho rằng các hãng hàng không lẽ ra nên biết rõ về những nguy hiểm khi bay qua vùng chiến sự trong lúc Ukraine cần phải đóng cửa không phận ở miền Đông.

Do sự khác biệt của 2 báo cáo, không có gì khó hiểu khi “trò chơi đổ lỗi” tiếp tục diễn ra. Nga không đồng ý với những kết luận của DSB về loại đầu đạn và tên lửa; trong khi Phó Thủ tướng Ukraine Henadiy Zubko khẳng định kết quả điều tra của nước này không khác gì DSB, đồng thời phát hiện thêm tên lửa được bắn từ thị trấn Snizhne thuộc sự kiểm soát của phe ly khai.

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thậm chí đi xa hơn với cáo buộc thảm kịch xảy ra với MH17 là “chiến dịch được hoạch định trước của các lực lượng đặc biệt Nga nhằm bắn hạ một máy bay dân sự”.

Điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hy vọng một cuộc điều tra hình sự riêng lẻ sẽ rút ra kết luận cuối cùng, từ đó mở đường cho một phiên tòa quốc tế xét xử những người đứng sau thảm kịch trong những tháng tới. Riêng ông Rutte kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin hợp tác với cuộc điều tra hình sự.

 

Máy bay dân dụng né tên lửa Nga

Các cơ quan an toàn hàng không quốc tế ngày 12-10 cảnh báo máy bay chở khách qua không phận Iran, Iraq và biển Caspian có thể gặp nguy hiểm từ tên lửa tầm xa mà Nga bắn sang Syria.

Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) đưa ra cảnh báo sau khi Nga phóng tên lửa từ tàu chiến ở biển Caspian tấn công phần tử khủng bố ở Syria hồi tuần trước. Khoảng cách từ nơi tàu chiến Nga tới mục tiêu ở Syria gần 1.600 km và tên lửa bay qua các hành lang hàng không đông đúc giữa châu Âu, vùng Vịnh và châu Á.

Một số hãng hàng không, trong đó có Air France (Pháp), bắt đầu đổi đường bay để tránh đi qua vùng được cảnh báo từ ngày 12-10. British Airways (Anh) không tiết lộ có đổi đường bay hay không nhưng nhấn mạnh “không bao giờ để máy bay hoạt động trên không nếu nhận thấy không an toàn”. Hãng này cho biết thường xuyên liên lạc với chính phủ và các cơ quan an ninh để cập nhật tình hình. Thông tin trên mạng cho thấy các chuyến bay của British Airways vẫn qua biển Caspian hôm 12-10.

Huệ Bình

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo