xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triều Tiên vào cuộc đua ngoại giao

MỸ NHUNG

Từ khi Bình Nhưỡng dịu giọng, bắt đầu có sự phân hóa trong thái độ của liên minh Mỹ - Nhật - Hàn

Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, đã đến Bắc Kinh sáng 22-5. Ngoài chi tiết ông được đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un phái đi, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) không tiết lộ gì thêm, kể cả lộ trình và mục đích chuyến đi.

Theo hãng tin China News, không lâu sau khi đến nơi, ông Choe đã gặp gỡ ông Vương Gia Thụy, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh dự đoán trong thời gian lưu lại Bắc Kinh khoảng 3 - 4 ngày, ông Choe sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều quan chức cấp cao khác.

 
img
Phó nguyên soái Choe Ryong-hae (trái) được đón tiếp khi đến Bắc Kinh sáng 22-5
Ảnh: Reuters
 
Chuyến thăm của một nhân vật cấp cao như ông Choe có thể là nỗ lực hàn gắn quan hệ Trung - Triều vốn “khó ở” mấy tháng gần đây. Ông Cheong Seong-chang, nhà phân tích hàng đầu của Viện Sejong (Hàn Quốc), nói với báo The New York Times: “Việc ông Kim Jong-un cử đặc phái viên cho thấy ông ta có điều khẩn cấp cần thảo luận với Trung Quốc. Đặc phái viên là phó nguyên soái chứng tỏ nội dung đàm phán có thể về chương trình hạt nhân và tên lửa”.
 
Cũng theo ông Cheong, nếu ông Choe đi “tiên phong” thành công, nhiều khả năng sau đó sẽ là chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12-2011.

“Rõ ràng ông Kim Jong-un muốn cử phái đoàn cao cấp nhất tới Trung Quốc trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung vào ngày 7 và 8-6 tới. Đây sẽ là cách để Bình Nhưỡng gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ Barack Obama” - giáo sư Yang Moo-jin của Đại học Triều Tiên tại Seoul nhận định. Trong tháng 6, dự kiến Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sang thăm Bắc Kinh và lần đầu hội đàm với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Không chỉ Triều Tiên vào cuộc đua ngoại giao, tờ Asahi cho biết Nhật Bản ngày 21-5 đã bắt đầu cân nhắc việc nối lại đàm phán song phương với Triều Tiên sau khi bị gián đoạn từ tháng 11-2012. Nội dung đàm phán bao gồm nối lại điều tra về việc các công dân Nhật bị Bình Nhưỡng bắt cóc trong thập niên 1970, 1980 và khả năng hồi hương những phụ nữ Nhật Bản theo chồng sang Triều Tiên.
 
Nếu tái khởi động đàm phán, Nhật Bản có thể sẽ “khó ăn nói” với Mỹ và Hàn Quốc. Điều này đã được dự báo trước bằng phản ứng trái chiều về chuyến đi bất ngờ của ông Isao Iijima, cố vấn cấp cao của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, đến Triều Tiên gần đây.
 
Về phía Mỹ, theo báo cáo mà Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đệ trình quốc hội, trong năm 2014, Washington sẽ tăng cường bàn thảo đa phương cũng như đối thoại với Bình Nhưỡng để giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
 

Mỹ - Hàn - Nhật hội đàm quốc phòng 3 bên

Lần đầu tiên kể từ năm 2009, giới chức quân sự của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ sẽ gặp gỡ 3 bên tại Singapore, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á thường niên từ ngày 31-5 đến 2-6 tới. Vấn đề Triều Tiên nhiều khả năng sẽ đứng đầu chương trình nghị sự.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật tiết lộ với tờ Yomiuri rằng Mỹ cùng 2 đồng minh then chốt ở Đông Bắc Á cần thống nhất hành động trước những diễn biến sắp tới trên bán đảo Triều Tiên. “Nếu chúng tôi không họp 3 bên, một thông điệp sai lệch có thể sẽ được chuyển đến Triều Tiên” - quan chức trên nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo