xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung - Ấn căng thẳng

HOÀNG PHƯƠNG

Một số nhà phân tích cho rằng hai nước sẽ cố gắng hết sức để chuyện tranh cãi biên giới không hủy hoại toàn bộ quan hệ song phương

Cuộc đối đầu kéo dài hơn 3 tuần qua giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực được gọi là cao nguyên Doklam chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mọi việc bắt đầu khi Ấn Độ vào giữa tháng 6 cáo buộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tìm cách xây một con đường đi qua cao nguyên Doklam - nơi có tầm quan trọng chiến lược với cả 2 nước này và Bhutan.

Tăng quân tại biên giới

Doklam hiện do Bhutan quản lý nhưng cũng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. New Delhi lo ngại nếu kiểm soát được cao nguyên trên, Trung Quốc có thể cô lập toàn bộ các bang Đông Bắc Ấn Độ trong trường hợp xung đột xảy ra. Không có gì lạ khi cả Bhutan và Ấn Độ đều phản đối hành động bị xem là đơn phương thay đổi hiện trạng điểm giao biên giới giữa 3 bên của Trung Quốc.


Trung - Ấn căng thẳng - Ảnh 1.

Binh sĩ Ấn Độ (trái) và binh sĩ Trung Quốc tại cửa khẩu Nathu La Ảnh: Reuters

Theo tờ Times of India, quân đội Ấn Độ gần đây triển khai thêm 2.500 binh sĩ đến bang Sikkim gần cao nguyên Doklam. Chưa hết, New Delhi còn đặt các lực lượng quân sự tại khu vực - như Sư đoàn 17 (đóng tại Gangtok), Sư đoàn 27 (ở Kalimpong) và Sư đoàn 20 (ở Binnaguri) - trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Không chịu lép vế, Trung Quốc cũng đưa thêm quân đến Khamba Dzong và các khu vực khác gần thung lũng Chumbi, nằm giữa Sikkim và Bhutan.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện duy trì khoảng 300-400 binh sĩ tại cao nguyên Doklam và không bên nào tỏ dấu hiệu nhượng bộ bằng cách rút bớt quân. Ấn Độ đánh giá PLA sẽ không chịu xuống thang trong cuộc đối đầu trước thềm kỷ niệm 90 năm ngày thành lập (ngày 1-8). 

Đáng lo hơn, theo tờ Indian Express, giới truyền thông Trung Quốc thậm chí còn nhắc nhở Ấn Độ về "những bài học lịch sử của cuộc xung đột biên giới năm 1962" (với chiến thắng thuộc về Bắc Kinh) và cảnh báo hậu quả nếu chiến tranh mới nổ ra. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley nhấn mạnh Ấn Độ năm 2017 rất khác Ấn Độ năm 1962. Cứng rắn hơn, Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat, tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho cuộc chiến với Trung Quốc.

Khó xảy ra xung đột

Điều đáng nói là căng thẳng giữa quân đội 2 nước diễn ra không lâu trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trong ngày 25 và 26-6). Do đó, một số chuyên gia cho rằng vụ việc không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Viết trên trang Forbes, ông Ranjit Singh Kalha, cựu đại sứ Ấn Độ tại Indonesia, còn chỉ ra một mục đích khác của Trung Quốc: Gây chia rẽ Bhutan và Ấn Độ. Ông Kalha nhắc nhở rằng Bhutan và Ấn Độ không cử đại diện tham gia Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" tại Bắc Kinh hồi tháng 5 vừa qua. Cũng như Ấn Độ, Bhutan chưa giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc dù đã trải qua 24 vòng đàm phán trong 3 thập kỷ qua.

Bất chấp những lời lẽ cứng rắn nêu trên, giới chuyên gia tin rằng cuộc đối đầu hiện nay khó leo thang thành xung đột quân sự. Ông Rajeev Ranjan Chaturvedy, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nam Á thuộc Trường ĐH Quốc gia Singapore, nói với tờ South China Morning Post rằng xung đột quân sự là điều không quốc gia nào mong muốn và giới lãnh đạo chính trị tại Trung Quốc, Ấn Độ biết rõ những ưu tiên của mình. Một số nhà phân tích khác cũng cho rằng 2 nước sẽ cố gắng hết sức để chuyện tranh cãi biên giới không hủy hoại toàn bộ quan hệ song phương.

Trước mắt, đã xuất hiện nỗi lo vụ đối đầu nếu kéo dài có thể tác động tiêu cực đến kinh tế bang Sikkim, trong đó có ngành du lịch, nhất là sau khi Trung Quốc gần đây không cho người hành hương Ấn Độ qua cửa khẩu Nathu La để đến núi Kailash và hồ Manosawar ở Tây Tạng. Đây là 2 địa điểm thiêng liêng đối với cả người theo đạo Hindu và đạo Phật.

Mở rộng ra, vụ việc có thể phủ bóng hội nghị cấp cao của nhóm 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi (gọi tắt là BRICS), dự kiến diễn ra tại Trung Quốc trong tháng 9. Nếu New Delhi và Bắc Kinh không sớm tìm ra giải pháp, cuộc khủng hoảng có thể lan sang hội nghị, từ đó đe dọa đến sự thống nhất và vị thế của BRICS. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo