xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc dòm ngó Ấn Độ Dương

HUỆ BÌNH

Điều khó đoán lúc này là lập trường của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khu vực Ấn Độ Dương

Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Mỹ đang theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc phát triển hạ tầng dọc vành đai Ấn Độ Dương giữa lúc gia tăng nguy cơ quân sự hóa trên tuyến vận chuyển phần lớn dầu của thế giới này.

Nỗi lo quân sự hóa

Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu nhập khẩu, Nhật Bản đặc biệt lo ngại. “Trung Quốc là mối đe dọa đối với chúng tôi ở biển Đông. Liệu điều tương tự có xảy ra ở Ấn Độ Dương hay không?” - ông Nobuo Tanaka, cựu quan chức Nhật Bản và từng là giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trăn trở.

Theo đài ABC News (Úc), hơn 80% lượng dầu thế giới được vận chuyển bằng đường biển đi qua 3 cửa ngõ quan trọng của Ấn Độ Dương, gồm eo biển Hormuz, eo biển Malacca và eo biển Bab el-Mandab. Phát biểu tại hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương tại thủ đô New Delhi - Ấn Độ diễn ra trong tuần, ông Tanaka nhấn mạnh: “Ấn Độ Dương rất quan trọng với chúng tôi lúc này vì nó kết nối các nguồn năng lượng của chúng tôi ở Trung Đông với châu Á và đến Nhật Bản”.

Ông nói thêm rằng Tokyo lo ngại trước việc Trung Quốc tiến hành dự án xây tuyến đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn từ Trung Quốc xuyên qua Trung Á và Pakistan, hợp lại ở cảng nước sâu Karachi, vốn nằm ở vị trí chiến lược gần cửa ngõ tiến vào vịnh Ba Tư. “Trung Quốc đang ra sức phát triển cái gọi là chiến lược “một vành đai, một con đường” và gia tăng sức mạnh của họ ở khu vực này” - ông Tanaka nhận định.

Tàu USS Theodore Roosevelt của Mỹ và tàu JS Fuyuzuki của Nhật trong một lần hoạt động tại Ấn Độ Dương Ảnh: US NAVY
Tàu USS Theodore Roosevelt của Mỹ và tàu JS Fuyuzuki của Nhật trong một lần hoạt động tại Ấn Độ Dương Ảnh: US NAVY

Nỗi lo nói trên được nhiều chuyên gia các nước chia sẻ. Ông Dhruva Jaishankar, nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, nói: “Nỗi lo hiện giờ là khu vực này có thể ngày càng bị quân sự hóa”. Theo ông, sự cạnh tranh tại Ấn Độ Dương đang ở mức cao ít ai ngờ so với cách đây 10 năm, thể hiện qua việc Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Ấn Độ đang đầu tư ồ ạt vào miền duyên hải Ấn Độ Dương, từ Iran đến Djibouti, từ Đông Phi đến Đông Nam Á.

Hợp tác an ninh 4 bên

Điều khó đoán lúc này là lập trường của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Ấn Độ Dương. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer từng bóng gió rằng ông Trump có ý “ngăn các lãnh thổ quốc tế khỏi bị chiếm cứ” bởi một quốc gia nào đó. Trong lúc chờ ông Trump nói rõ lập trường, Đô đốc Dennis Blair, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, khuyên các nước cần cho Bắc Kinh thấy họ sẽ thua trong bất kỳ cuộc đối đầu nào. “Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ phải hiện đại hóa và củng cố lực lượng không quân, hải quân, bộ binh để cán cân quân sự nghiêng về mình, khiến Trung Quốc dè chừng” - Đô đốc Blair nói.

Trong khi đó, nội bộ Bộ Ngoại giao Úc vẫn đang tranh luận về vấn đề khôi phục hợp tác an ninh chính thức giữa Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ. Những người ủng hộ cho rằng một bước đi như thế sẽ phát đi thông điệp quan trọng rằng các nước muốn bảo vệ nguyên trạng. Trái lại, phe phản đối lo ngại Trung Quốc có thể xem động thái trên là hành động khiêu khích. Hồi năm 2007, cựu Ngoại trưởng Úc Stephen Smith rút nước này khỏi sáng kiến hợp tác an ninh 4 bên do Nhật Bản dẫn đầu nói trên. Nhiều người xem kết quả này là chiến thắng của ngoại giao Trung Quốc.

GS Rory Medcalf của Trường ĐH Quốc gia Úc cho biết kể từ đó, sự hợp tác an ninh giữa 4 nước được tiến hành “âm thầm” thông qua các thỏa thuận 3 bên, như giữa Úc - Nhật Bản - Mỹ và Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ. “Dĩ nhiên là 4 quốc gia này quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc. Nhưng họ cũng không để Trung Quốc xóa bỏ các cuộc đối thoại giữa họ” - ông Medcalf nói. Chuyên gia này nói thêm lợi ích của Úc chỉ được bảo đảm tốt nhất khi cùng bắt tay với các nước lớn buộc Bắc Kinh kiềm chế, cũng như thúc đẩy Mỹ hiện diện ở khu vực.

Mỹ - Nhật coi trọng tự do hàng hải ở biển Đông

Tại cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng hôm 10-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tái khẳng định mối quan hệ đồng minh lâu năm.

Ông Trump nhấn mạnh tình hữu nghị Mỹ - Nhật là “nền tảng hòa bình và ổn định ở Thái Bình Dương”, đồng thời cho rằng hợp tác song phương là điều cần thiết. Chìa khóa cho sự hợp tác này, theo 2 nhà lãnh đạo, là cam kết đầu tư của Nhật Bản tại Mỹ. Ông Abe cam kết các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sẽ tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, bên cạnh khoản đầu tư lên đến 150 tỉ USD vào hạ tầng Mỹ.

Về an ninh, ông Trump cảm ơn nhà lãnh đạo Nhật Bản vì cho lực lượng vũ trang Mỹ đồn trú. Giọng điệu này khác hẳn với những phàn nàn được ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử, theo đó Tokyo và các đồng minh khác “không trả tiền” để đổi lấy sự bảo vệ của Washington. Ngoài ra, cả hai ông Trump và Abe đều khẳng định tầm quan trọng của “tự do hàng hải” ở biển Đông, nơi Nhật Bản đang quan ngại về những hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Cuộc gặp trên diễn ra 1 ngày sau khi ông Trump có cuộc điện đàm “nồng ấm” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Dù vậy, sự cố liên quan đến máy bay 2 nước ở biển Đông trong tuần này là lời nhắc nhở rằng quan hệ Mỹ - Trung vẫn còn không ít thách thức. Theo thông tin được tiết lộ, hai máy bay trinh sát P-3 Orion của hải quân Mỹ và KJ-200 của Trung Quốc đã áp sát nhau ở gần bãi cạn Scarborough ở biển Đông hôm 8-2. Theo giới phân tích, vụ đụng độ hiếm hoi nói trên cho thấy máy bay Trung Quốc đã bắt đầu tuần tra thường lệ tại biển Đông. Ngoài ra, việc triển khai máy bay trinh sát còn cho thấy Bắc Kinh đang “kiểm tra và quan sát” hành vi của Mỹ ở biển Đông trong những ngày đầu của nhiệm kỳ ông Trump.

Phạm Nghĩa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo