xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc dùng Hoàng Sa làm bàn đạp quân sự hóa Trường Sa

P.Nghĩa (Theo Reuters)

(NLĐO) – Các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh nhận định hành động triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và mở rộng cơ sở hạ tầng trên quần đảo Hoàng Sa là tín hiệu cho thấy Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông bằng chiến lược quân sự dài hạn.

Các hành động phi pháp nói trên có thể được Bắc Kinh “nhân rộng” trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), cách Hoàng Sa khoảng 500 km về phía Nam, theo hãng tin Reuters.

Sau cùng, cả hai quần đảo sẽ trở thành bãi đáp để máy bay chiến đấu Trung Quốc hoạt động và giám sát liên tục, bao gồm các cuộc tuần tra săn ngầm. Bên cạnh đó, Bắc Kinh không quên đưa dân cư ra đảo để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của mình ở biển Đông.

Điều quan trọng, Trung Quốc sẽ cố gắng tạo thuận lợi cho việc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) giống như nước này từng làm ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013.

Đó là tất cả dự báo mà các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh có liên hệ với các chiến lược gia quân sự Trung Quốc đưa ra hôm 21-2.

 

Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đậu cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km ở biển Đông ngày 14-5-2014. Ảnh: Reuters
Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đậu cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km ở biển Đông ngày 14-5-2014. Ảnh: Reuters

 

Ông Ian Storey, chuyên gia biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, tin rằng Trung Quốc sẽ triển khai các loại vũ khí tương tự như ở Hoàng Sa tới Trường Sa trong vòng 1-2 năm tới.

Chung nhận định với ông Storey, nhà phân tích quân sự Bonnie Glaser tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho rằng hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ là bước đệm trước khi nước này quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Cũng theo bà Glasser, tuy lấy chiến dịch tuần tra của Mỹ làm cái cớ song thực chất, kế hoạch quân sự hóa của Trung Quốc đã được chuẩn bị từ lâu.

Giới phân tích Trung Quốc nói rằng các chuyến bay quân sự đầu tiên từ quần đảo Trường Sa có thể bắt đầu trong vài tháng tới. Ông Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện nghiên cứu biển Đông của Trung Quốc, cho biết bài học kinh nghiệm từ kế hoạch mở rộng quần đảo Hoàng Sa có thể được vận dụng ở Trường Sa, nhất là vấn đề quản lý nguồn nước và rác thải.

Trong khi đó, chuyên gia an ninh Yanmei Xie làm việc cho Trung tâm Khủng hoảng Quốc tế, trụ sở ở Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc sẽ khai thác hệ thống radar và đường băng ở Trường Sa nhưng sẽ thận trọng trong việc triển khai thiết bị quân sự một cách công khai.

“Quần đảo Trường Sa phức tạp hơn bởi nó liên quan đến nhiều quốc gia. Trung Quốc có thể mất thời gian hơn về mặt ngoại giao và địa lý” – bà Xie nhận xét.

 


Trung Quốc đưa tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa (của Việt Nam)

trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 14-2. Ảnh: Reuters

Trung Quốc đưa tên lửa đất đối không lên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa (của Việt Nam)

trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 14-2. Ảnh: Reuters

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo