xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc loay hoay với “Con đường tơ lụa mới”

Xuân Mai

Hồi năm ngoái, Trung Quốc ký thỏa thuận với Sri Lanka phát triển cảng chiến lược Hambantota và xây dựng một khu công nghiệp khổng lồ gần đó.

Đây là thành phần quan trọng trong kế hoạch tạo ra “Con đường tơ lụa” mới nhằm xây dựng các hành lang kinh tế trên bộ khắp Đông Nam Á, Pakistan, Trung Á cũng như thiết lập các tuyến thương mại hàng hải với Trung Đông và châu Âu.

Đến nay, Trung Quốc đã chi khoảng 1,7 tỉ USD phát triển cảng Hambantota, xây sân bay mới Mattala Rajapaksa (đặt theo tên cựu Tổng thống Sri Lanka) và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tuy nhiên, trong khi giới chức Colombo xem các dự án của Bắc Kinh là phao cứu sinh cho nền kinh tế thì hàng trăm người dân đã đụng độ với cảnh sát tại lễ khai mạc khu công nghiệp mới gần cảng Hambantota hồi tháng trước. Theo Reuters, họ lo sợ nhà cửa bị giải tỏa. Đây là lần đầu tiên biểu tình chống đầu tư của Trung Quốc tại Sri Lanka trở thành bạo lực.

Dẫn đầu chiến dịch phản đối hiện nay chính là cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa, người đã mở đường cho vốn đầu tư Trung Quốc vào Sri Lanka khi ông nắm quyền từ năm 2005-2015.

Theo thỏa thuận ban đầu dưới thời ông Rajapaksa, cảng container tại Hambantota sẽ do công ty liên doanh Trung Quốc - bao gồm China Harbor Engineering và China Merchants Port Holdings - quản lý trong 40 năm. Trong khi đó, Cục Quản lý cảng Sri Lanka nắm quyền kiểm soát toàn bộ cảng tại Hambantota cũng như khu công nghiệp rộng hơn 2.400 ha.

Cảnh sát đụng độ với người biểu tình ở Mirijjawila - Sri Lanka hôm 7-1 Ảnh: Reuters
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình ở Mirijjawila - Sri Lanka hôm 7-1 Ảnh: Reuters

Thế nhưng, hồi tháng trước, chính quyền Tổng thống Maithripala Sirisena thông qua thỏa thuận trị giá 1,12 tỉ USD - cho phép Công ty China Merchants Port Holdings (Trung Quốc) thuê 80% cảng Hambantota trong 99 năm và kiểm soát khu đất rộng 6.000 ha quanh cảng này để làm khu công nghiệp.

Cho rằng thỏa thuận mới “quá hào phóng” với Trung Quốc, ông Rajapaksa chỉ ra 6.000 ha là lớn gấp 3 lần diện tích tất cả khu công nghiệp khác ở Sri Lanka cộng lại.

Giới chức trách cho rằng ông Sirisena buộc phải làm thế bởi Sri Lanka đang chịu gánh nặng nợ công - khoảng 64 tỉ USD, tương đương 76% GDP - bất chấp việc được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho vay 1,5 tỉ USD. Tính riêng khoản tiền mà Sri Lanka nợ Trung Quốc đã lên đến hơn 8 tỉ USD.

Những cuộc biểu tình ở Sri Lanka không phải là dấu hiệu đầu tiên của làn sóng phản đối “Con đường tơ lụa mới”. Dự án xây tuyến đường sắt từ Trung Quốc qua Lào và Thái Lan cũng bị phản ứng do những yêu cầu quá mức của Bắc Kinh và không có lợi cho đối tác.

Còn tại Bangladesh, một cuộc biểu tình bạo lực phản đối xây dựng nhà máy điện do Trung Quốc đầu tư trị giá 2,4 tỉ USD đã diễn ra hôm 1-2 khiến một người thiệt mạng và hơn 10 người bị thương. Người dân địa phương lo sợ công trình sẽ dẫn đến nhiều vụ giải tỏa mặt bằng, di dời nghĩa trang và hủy hoại môi trường.

Một quan chức cấp cao của Tập đoàn S Alam Group, đơn vị đã ký hợp đồng với Tập đoàn SEPCOIII (Trung Quốc) để xây dựng nhà máy 1.320 MW nêu trên, cho biết những cuộc biểu tình như thế có nguy cơ trì hoãn dự án và cản trở nỗ lực kêu gọi đầu tư.

Theo quan chức này, các ngân hàng Trung Quốc dự kiến hỗ trợ 70% vốn đầu tư dự án. Được xây dựng cách thủ đô Dhaka khoảng 265 km về phía Đông Nam, nhà máy này dự kiến bắt đầu phát điện vào cuối năm 2019.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo