xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc mở mặt trận thứ 3

TƯỜNG MINH

Trung Quốc đang mở mặt trận thứ 3 trong nỗ lực độc chiếm biển Đông theo sau cuộc tấn công về ngoại giao và quân sự

“Tấn công dầu khí” là mặt trận thứ 3 mà Trung Quốc đã  khai hỏa nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền  ở biển Đông, theo hãng tin Reuters.

Mọi cuộc xung đột đều trả giá đắt

Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), hồi cuối tháng 6-2012 đã mời các hãng nước ngoài dự đấu thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp Trung Quốc am hiểu vấn đề nói với Reuters rằng các công ty dầu khí vào tháng 6-2013 phải quyết định liệu có dự thầu 9 lô dầu khí nói trên hay không. “CNOOC đã nhận nhiều yêu cầu không chính thức từ các công ty nước ngoài”, nguồn tin này cho biết thêm nhưng không muốn nêu tên.
img

Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: REUTERS

Dựa vào vũ lực và sự dọa nạt, Bắc Kinh lớn tiếng tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ biển Đông, nơi được tin là có nguồn dự trữ dầu khí dồi dào, trải rộng từ Trung Quốc đến Indonesia và từ Việt Nam đến Philippines.
Tuy nhiên, tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ các nước, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Bất cứ cuộc xung đột nào trên biển Đông, một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, sẽ mang lại hậu quả toàn cầu, căn cứ vào lượng hàng hóa lưu thông mỗi năm có giá trị 5.000 tỉ USD.

Một giới chức điều hành ở một tập đoàn dầu khí toàn cầu không nêu tên nhận định: “Lập trường của Chính phủ Trung Quốc rõ hơn bao giờ hết... Họ muốn chiếm trọn biển Đông và mở mang vùng biển rộng lớn này”.
Ian Storey, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, mổ xẻ thêm: “Bắc Kinh nói các nước như Việt Nam và Philippines đang tăng cường khai thác tài nguyên của Trung Quốc và nước này phải chứng tỏ họ nghiêm túc về tuyên bố chủ quyền của mình”.

Đánh lạc hướng dư luận

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) lên án việc mời thầu của CNOOC, coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế vì các lô nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam đề nghị các công ty năng lượng không tham gia đấu thầu.
Cho dù CNOOC hí hửng tuyên bố việc mời thầu “diễn tiến tốt đẹp”, thậm chí “thu hút sự quan tâm” của các công ty Mỹ (không được nêu tên), nhưng giới quan sát nhận định các tập đoàn dầu khí nhiều khả năng không hưởng ứng do lo ngại căng thẳng có thể dẫn đến xung đột trên biển Đông.

Trong một diễn biến mới nhất, theo hãng ABS-CBN News, Philippines yêu cầu Trung Quốc không có những hành động gây căng thẳng ở biển Đông. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Trung Quốc mời gọi đấu thầu khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp.

Để đánh lạc hướng dư luận, một cựu phó chủ tịch CNOOC còn làm ra vẻ thua thiệt rằng “Trung Quốc chưa có bất kỳ hoạt động khai thác dầu khí nào ở phía Nam biển Đông, trong khi các nước khác đã sản xuất hơn 50 triệu tấn trong vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền” (?!).
Thế nhưng, các nhà phân tích không thể không hoài nghi về ý kiến trên. Lý do là sản lượng dầu khí của Việt Nam tại những vùng biển không tranh chấp vào khoảng 16 triệu tấn/năm, trong khi Philippines vẫn chưa khai thác tại những vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Cuộc “tấn công dầu khí” của Trung Quốc nổ ra theo sau các hoạt động ngoại giao kiểu đe nẹt ồn ào và phô trương sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc muốn tránh xung đột, đặc biệt nếu viễn cảnh về khả năng can thiệp của Mỹ trở thành hiện thực.

Mỹ cân nhắc tăng cường lực lượng ở Guam

Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1-8 cho biết các nhà hoạch định Lầu Năm Góc sẽ cân nhắc đưa thêm máy bay chiến đấu và tàu ngầm tấn công đến châu Á – Thái Bình Dương như là một phần của nỗ lực tập trung vào những thách thức an ninh ở khu vực này.

Phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ, ông Robert Scher, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng, cho biết sẽ xem xét việc tăng cường lực lượng tại trung tâm chiến lược Guam ở Tây Thái Bình Dương theo đề nghị được đưa ra trong báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Theo báo cáo này, Mỹ nên đưa thêm tàu ngầm tấn công và triển khai lâu dài một phi đội máy bay ném bom B-52 gồm 12 chiếc đến Guam để tăng lợi thế cạnh tranh cho quân đội Mỹ tại khu vực.

Cũng theo báo cáo trên, CSIS còn đề xuất Mỹ lập một căn cứ tàu chiến tại Úc. Căn cứ này có thể gồm một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng chở 9 phi đội máy bay chiến đấu, 2 tàu tuần tiễu, 2 - 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, 1 - 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và một tàu hậu cần. Dù vậy, theo hãng tin AP, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith hôm 2-8 khẳng định sẽ không cho phép lập một căn cứ như thế ở nước này.
Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo