xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc “phá băng” quyền - tiền

HUỆ BÌNH

Chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào lĩnh vực ngân hàng có thể mở màn cho đợt bán tháo tài sản mới

Chưa đầy 1 tuần, 2 lãnh đạo ngân hàng Trung Quốc bị sờ gáy, 1 cựu chủ tịch ngân hàng lãnh án chung thân. Đây được cho là màn khởi đầu của chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào lĩnh vực tài chính tư nhân.

Lạm quyền, nhận hối lộ

Hai người bị điều tra là Tổng Giám đốc Ngân hàng Dân sinh (CMBC) Mao Hiểu Phong và Giám đốc Ngân hàng Bắc Kinh Lục Hải Quân.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc ngày 4-2 đưa tin tòa án TP Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô) tuyên án chung thân ông Dương Côn, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp từ năm 2005-2012, vì tội lạm quyền và nhận hối lộ 30,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 5 triệu USD). Đáng chú ý, báo chí địa phương cho biết Dương Côn chỉ nhận hối lộ bằng các tác phẩm nghệ thuật và vàng miếng.

 

Dương Côn, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Ảnh: CFP
Dương Côn, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Ảnh: CFP

 

Về Mao Hiểu Phong, tạp chí Tài Tân cho là ông ta dính líu đến Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng bị điều tra cuối năm 2014 vì nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” (ám chỉ tham nhũng). Mối quan hệ giữa 2 người bắt đầu từ năm 1994 khi ông Lệnh là nghiên cứu sinh tại chức tại Trường ĐH Hồ Nam.

Theo báo Tài Kinh, cơ quan chức năng triệu tập ông Mao hỗ trợ điều tra hôm 27-1. Khi bị đưa đi, ông Mao đệ đơn từ chức với lý do cá nhân. Tuy nhiên, CMBC khẳng định việc “rắn bỗng dưng mất đầu” này không ảnh hưởng đến hoạt động của họ. CMBC là ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc do 59 nhà đầu tư thành lập năm 1996 với số vốn cổ phần khoảng 48 tỉ USD.

Không đi làm vẫn nhận lương

Trong thời gian làm tổng giám đốc CMBC, ông Mao đã thành lập CLB phu nhân của các quan chức cấp cao được ngân hàng tuyển dụng trên danh nghĩa (không đi làm mà vẫn nhận lương). Với sự giới thiệu của ông Mao, bà Cốc Lệ Bình - vợ ông Lệnh - có thời gian làm việc tại công ty con của CMBC. Vợ của cựu Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Tô Vinh là bà Vu Lệ Phương cũng từng “ăn lương” ở ngân hàng này.

CMBC còn trở thành đối tác của Tổ chức Thanh niên Trung Quốc Lập nghiệp (YBC), một quỹ do bà Cốc Lệ Bình sáng lập năm 2003. Cổ đông lớn nhất của CMBC là Công ty Bảo hiểm Anbang. Tuần báo Nam Phương cho biết thành viên “Thái tử đảng” Trần Tiểu Lỗ - con trai của tướng Trần Nghị thời Mao Trạch Đông - nắm giữ 51% trong Anbang. Tuy nhiên, Trần Tiểu Lỗ bác bỏ thông tin này.

 

Tổng Giám đốc CMBC Mao Hiểu Phong  		             Ảnh: CHINA TIMES
Tổng Giám đốc CMBC Mao Hiểu Phong Ảnh: CHINA TIMES

 

Theo một số nhà quan sát, vụ điều tra ông Mao Hiểu Phong làm lộ ra một phần tảng băng giao dịch quyền lực và tiền bạc giữa lãnh đạo ngành tài chính với quan chức cấp cao Trung Quốc. Tờ Văn Hối (Hồng Kông) dẫn lời chuyên gia kinh tế Hồ Tinh Đẩu của Trường ĐH Công nghệ Bắc Kinh: “Hệ thống ngân hàng có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho các thủ đoạn độc quyền vì chính phủ cho phép quan chức lĩnh vực này tự đưa ra quyết định. Điều này dẫn đến hiện tượng quan tham coi đây là kho bạc riêng”.

Việc chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào ngành ngân hàng có thể mở màn cho một đợt bán tháo tài sản mới. Điều tương tự đã xảy ra trong ngành dầu mỏ Trung Quốc vào năm ngoái. Các quan chức ngành này mạnh tay bán tài sản sau khi một loạt nhân vật cấp cao bị điều tra tham nhũng.

 

Cảnh giác “thế lực thù địch”

Các quan chức quân đội Trung Quốc yêu cầu quân nhân nước này cảnh giác trước sự xâm nhập và hoạt động gián điệp của “thế lực thù địch”. Tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ngày 4-2 cho rằng việc đánh giá và tư vấn tâm lý cho binh sĩ cần được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng ra lệnh quản lý chặt hơn đối với điện thoại di động và internet, cấm quân nhân tham gia blog và trò chuyện trực tuyến.

Trong khi đó, truyền thông Hồng Kông dẫn nguồn tin Bắc Kinh cho biết 2 thượng tướng bị bắt sau khi vừa nghỉ hưu, đó là cựu Giám đốc Học viện Quốc phòng Vương Hỷ Bân và cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Hầu Thụ Sâm. Cả hai bị cho là liên quan đến cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo