xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc: Tử hình phạm nhân trong lặng lẽ

Xuân Mai (Theo South China Morning Post, China.org.cn)

(NLĐO) – Tòa án thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc đang bị chỉ trích dữ dội khi tử hình một doanh nhân mà không thông báo cho người nhà ông này.

Ông Tăng Thành Kiệt, 55 tuổi, bị kết án tử hình vào tháng 5-2011 vì tội huy động vốn trái phép 3,4 tỉ nhân dân tệ (tương đương 550 triệu USD).
 
Ngày 12-7, tòa án thành phố Trường Sa ra lệnh tử hình ông Kiệt mà không hề thông báo cho gia đình phạm nhân. Tăng Sơn, con gái ông Kiệt, bức xúc tố cáo trên mạng xã hội Sina Weibo hôm 12-7: “Sáng nay, cha tôi bị tiêm thuốc độc. Tôi không thể gặp mặt ông ấy lần cuối. Tôi và anh trai chạy đến thì cha tôi đã chết. (...) Tại sao họ không thông báo cho chúng tôi hoặc cho chúng tôi nhìn thấy thi thể cha mình? Nhân viên bảo vệ tòa án nói chúng tôi chưa thể nhận lại hài cốt của cha cho đến ngày 15-7”.
 
img
Ông Tăng Thành Kiệt bị thi hành án tử hình mà thân nhân không hề hay biết. Ảnh: Sina Weibo
 
Bài viết nhanh chóng lan truyền trên mạng, đặt ra câu hỏi liệu có hợp pháp hay không khi tòa án không báo cho người thân tử tội trước khi hành quyết họ. Vụ việc đang nóng bỏng thì tòa án trên “đổ dầu vào lửa” bằng tuyên bố ngắn gọn trên Sina Weibo chiều 13-7: “Không có điều luật nào quy định người bị kết án phải được gặp người thân trước khi hành quyết”.
 
Tuyên bố này bị cư dân mạng ồ ạt chỉ trích là “máu lạnh”. Khoảng nửa tiếng sau, tòa án cho đăng lời xin lỗi. Họ nói người đại diện phát ngôn không phải là chuyên gia về luật hình sự và người đó đã bị khiển trách. Tòa án cũng giải thích thêm ông Tăng được phép gặp gia đình trước khi thi hành án nhưng chính ông đã từ chối.
 
Nhiều nhân vật nổi tiếng cũng lên tiếng đả kích tòa án Trường Sa. Ông Lý Khai Phục, cựu giám đốc của Google tại Trung Quốc, nói: “Giả dụ tôi sắp bị tử hình, nếu thẩm phán nói tôi có quyền gặp thân nhân, chắc chắn tôi sẽ yêu cầu được gặp họ. Nếu tòa án bảo phạm nhân không muốn gặp người thân, đảm bảo đó là nói dối”.
 
Giáo sư Hứa Tân, dạy luật tại Viện Công nghệ Bắc Kinh, cũng cho rằng tòa án “liên tục nói dối” để che đậy việc hành quyết trái phép. Thậm chí, nhiều luật sư đã kêu gọi chánh án tòa án Trường Sa, ông La Đình Ninh, từ chức vì đã “tước bỏ thô bạo cơ hội được gặp người thân lần chót của phạm nhân”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo