xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẽ lại bản đồ địa chính trị châu Á?

Huệ Bình

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã lên kế hoạch gặp mặt tại TP New York - Mỹ vào ngày 17-11 nhằm tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh.

Có thể hiểu được sự sốt sắng của Tokyo bởi chiến thắng bất ngờ của ông Trump được đánh giá là nhiều khả năng vẽ lại bản đồ địa chính trị ở châu Á, qua đó ảnh hưởng mạnh đến chiến lược xoay trục nhằm đối trọng với Trung Quốc tại khu vực dưới thời Tổng thống Barack Obama.

“Có cảm giác đây là một thay đổi lịch sử, là sự kết thúc của trật tự cũ và chúng ta không rõ điều gì sắp đến” - chuyên gia Nick Bisley của Trường ĐH La Trobe (Úc) nhận định với tờ The Guardian.

Dưới thời ông Trump, quan hệ Mỹ - Trung Quốc chắc chắn sẽ bị “soi” gắt gao. Khi tranh cử, tỉ phú này bóng gió về một chính sách cứng rắn hơn nhằm vào Bắc Kinh. Ông cam kết đánh thuế 45% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và xem Bắc Kinh là quốc gia thao túng tiền tệ trong ngày đầu tiên nắm quyền.


Quang cảnh bên trong tháp Trump, nơi ông Trump theo dõi kết quả bầu cử đêm 8-11 cùng người thân, gia đình. Ảnh do Eric Trump, con trai thứ hai của tỉ phú Mỹ, post lên Twitter

Quang cảnh bên trong tháp Trump, nơi ông Trump theo dõi kết quả bầu cử đêm 8-11 cùng người thân, gia đình. Ảnh do Eric Trump, con trai thứ hai của tỉ phú Mỹ, post lên Twitter

Tuy nhiên, ông Trump cũng thẳng thừng với các đồng minh truyền thống của Mỹ khi cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc nên tự lo cho an ninh của mình, thậm chí là bằng cách phát triển vũ khí hạt nhân, thay vì dựa vào Washington. Nhiều nhà phân tích cho rằng một động thái như thế có thể châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á - Thái Bình Dương, gây thêm bất ổn cho một khu vực đang căng thẳng.

Theo một số nhà phân tích người Trung Quốc, đã xuất hiện suy nghĩ ở Bắc Kinh rằng ông Trump là “một doanh nhân thực dụng” và có thể mang đến cơ hội mới cho nước này.

“Nếu Mỹ xa lánh Nhật Bản, Hàn Quốc và quân đội Mỹ rời khỏi khu vực, đó là một cơ hội lớn đối với Trung Quốc” - giáo sư khoa học chính trị Tạ Thao thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh nhận định. Theo ông Tạ, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đang hy vọng ông Trump thu hẹp quy mô chiến lược xoay trục sang châu Á cũng như giảm bớt phản đối những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông.

Trong khi đó, GS Koichi Nakano của Trường ĐH Sophia (Nhật Bản) nói với tờ The Guardian (Anh) rằng kịch bản tồi tệ nhất là Mỹ rút quân khỏi khu vực. Điều này buộc Nhật Bản phải tăng cường phòng vệ để đối phó Trung Quốc.

Dù vậy, sự không chắc chắn trong các chính sách của ông Trump có thể gây ra cơn đau đầu không nhỏ cho Trung Quốc. Theo một số chuyên gia, Bắc Kinh hy vọng chính sách của Mỹ dưới thời tổng thống mới sớm lộ rõ để họ chuẩn bị đối phó.

Thực tế là ông Trump chưa hé lộ nhiều điều về chính sách đối với các điểm nóng ở châu Á. “Về biển Đông, ông ấy nói rất ít. Về an ninh mạng, tôi không nghe bình luận gì. Còn Triều Tiên, chẳng gì hết? Ông Trump chẳng hé răng nửa lời về nhiều vấn đề” - bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo