xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vệ sĩ giấu mặt

NGÔ SINH

Giới siêu giàu Trung Quốc vẫn chưa quen với ý tưởng có một nhóm đàn ông cao to mặc veston, mặt mũi nghiêm nghị vây quanh

Ông Thạch Hưng Phong, môn đồ Thiếu Lâm từ thuở nhỏ và hiện là Chủ tịch Công ty Vệ sĩ Bạc Tinh, tiết lộ: “Ở Trung Quốc, vệ sĩ cải trang thành tài xế hoặc thư ký để bảo vệ an toàn cho khách hàng tốt hơn là lộ diện”.

Mới lạ, đầy triển vọng

Mãi đến năm 2010, khi dịch vụ vệ sĩ tư nhân được hợp thức hóa ở Trung Quốc, ông Thạch mới thành lập công ty riêng. Ông bắt chước mô hình của Công ty Academi - trước đây nổi tiếng với tên gọi Blackwater USA, nhà cung cấp vệ sĩ hợp tác với Bộ Ngoại giao Mỹ và thường huấn luyện các quân nhân hoặc cảnh sát nghỉ việc thành vệ sĩ có vũ trang.

 

Vệ sĩ Trung Quốc trong một bài huấn luyện Ảnh: THX
Vệ sĩ Trung Quốc trong một bài huấn luyện Ảnh: THX

 

Ông Thạch nhận định với báo The Economic Observer: “Nhiều người Trung Quốc giàu có e ngại chuyện thuê vệ sĩ bởi sợ mang tiếng phô trương, thiếu kín đáo. Thứ nữa, họ lo chuyện riêng tư bị tọc mạch”.

Khoảng 80% khách hàng của ông Thạch là doanh nhân nhưng đa số chỉ nghĩ đến chuyện thuê người bảo vệ sau khi bị dọa nạt hoặc hành hung. Trong hầu hết các trường hợp, dù là cướp bóc hoặc trả thù, thủ phạm không phải những tay chuyên nghiệp. Gần đây nhất, tỉ phú Tống Khánh Hậu - được tạp chí Forbes xếp thứ 86 trong danh sách những người giàu nhất thế giới - bị một người từng xin việc đâm bị thương khi vừa ra khỏi nhà.

Số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc hiện có khoảng 4.000 công ty an ninh có giấy phép với 4,3 triệu vệ sĩ và doanh số hằng năm vào khoảng 40 tỉ nhân dân tệ. Lĩnh vực này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Cần nhất là nhanh trí

Để tìm kiếm vệ sĩ có chất lượng, đích nhắm đầu tiên của các công ty an ninh Trung Quốc là cảnh sát và quân nhân mới chuyển ngành. Các ứng viên phải trải qua một khóa huấn luyện, từ rèn luyện thể lực, học võ đến cách chống bắt cóc… Một nửa thời gian huấn luyện dành cho các kỹ năng và lý thuyết, như lái xe chuyên dùng, thu thập thông tin, kiến thức pháp luật, quan hệ công chúng, sơ cứu và quy ước xã hội. Rèn luyện thể lực chiếm 20% và võ nghệ chiếm 30% thời gian huấn luyện. Dù vậy, điều cần nhất ở nghề này, theo các chuyên gia, chính là sự nhanh nhạy ứng phó.

Đối với những người giàu và nổi tiếng, họ không chỉ đặt nặng an toàn của cá nhân mà còn muốn người thân và tài sản được bảo đảm. Ông Thạch cho biết sau khi tiếp nhận khách hàng, việc cần làm trước tiên là xác định mọi nguy cơ tiềm tàng rồi đánh giá mức độ nguy hiểm và vạch ra chiến lược bảo vệ riêng. Một đội vệ sĩ thường có 5-8 người, đảm trách các nhiệm vụ chống bắt cóc, chống theo dõi cũng như cải trang thành tài xế hoặc thư ký để bảo vệ khách hàng từng giây, từng phút.

Ông Giả Mỹ Kiệt, chuyên bảo vệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc và những yếu nhân nước ngoài, nhận xét ngành công nghiệp vệ sĩ ở nước này đang thiếu sự giám sát và quản lý. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ có chính sách thích hợp để định hướng phát triển. Một mong muốn khác là những người hoạt động trong ngành được đào tạo tốt hơn cũng như biết cách hợp tác để tránh cạnh tranh không lành mạnh”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo