xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Hoàng Phương

Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu

Chiều 30-11 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị Bourget ở thủ đô Paris. Hội nghị COP21 thu hút sự tham gia của 1.300 đại biểu, trong đó có 150 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các quốc gia và lãnh đạo các tổ chức quốc tế đại diện cho 196 thành viên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu.

Mục tiêu chính của Hội nghị COP21 là thông qua một khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2020, gọi là Thỏa thuận Paris 2015 với sự cam kết của các nước cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1990.

Nếu Thỏa thuận Paris 2015 được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm đàm phán về khí hậu trong khuôn khổ LHQ, cộng đồng quốc tế mới đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với sự tham gia của tất cả các quốc gia thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.

Nếu các nước không nỗ lực cắt giảm phát thải thì nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 4,8 độ C vào cuối thế kỷ này và đây sẽ là thảm họa đối với nhân loại, nhất là mức nước biển có thể dâng cao đến 2 m, nhấn chìm nhiều quốc gia đảo nhỏ, các vùng cửa sông, ven biển và đồng bằng trù phú trên trái đất, trong đó Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

 

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đón Thủ tướng Nguyễn Tấn DũngẢnh: TTXVN
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đón Thủ tướng Nguyễn Tấn DũngẢnh: TTXVN

 

Trước khi diễn ra lễ khai mạc hội nghị, Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các trưởng đoàn đến tham dự Hội nghị COP21. Phát biểu khai mạc COP21, Tổng thống Pháp Francois Hollande bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ có quyết tâm cao để cùng đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm chung tay đối phó với biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh thông điệp “Thành công tại COP21 Paris phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo của các quốc gia thế giới... Người dân trên thế giới và các thế hệ sau này trông chờ vào tầm nhìn và lòng dũng cảm của các nhà lãnh đạo trên thế giới trong việc nắm lấy thời cơ lịch sử này”.

Theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp cấp cao của COP21, khẳng định với thế giới cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục chủ động, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế.

Trước khi tham dự Hội nghị COP21, Việt Nam là một trong 150 nước đã chủ động đưa ra mức cam kết quốc gia để cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm phát thải nhà kính nhằm bảo đảm mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất vào năm 2100 tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Nước nghèo và bài toán tài chính

48 nước kém phát triển nhất thế giới  cần khoảng 1 ngàn tỉ USD từ năm 2020-2030 để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Đó là con số được Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (IIED), trụ sở tại thủ đô London - Anh, đưa ra trong một báo cáo mới hôm 30-11, cùng ngày khai mạc COP21.

Dựa trên kế hoạch được những nước nói trên đưa ra nhằm đối phó tình trạng toàn cầu ấm dần lên, IIED ước tính họ phải cần khoảng 93 tỉ USD/năm từ năm 2020 trở về sau. Trong số này, 53,8 tỉ USD dùng để giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính và 39,9 tỉ USD đối phó với những hiện tượng khí hậu khắc nghiệt và sự gia tăng mực nước biển. Ông Andrew Norton, Giám đốc IIED, cho biết các nước kém phát triển nhất chỉ mới nhận chưa đến 1/3 số tiền trong quỹ khí hậu quốc tế được cung cấp bởi các nước giàu có.

Trong diễn biến khác, theo đài BBC, các nước tham gia Hội nghị COP21 dự kiến công bố một loạt sáng kiến về sử dụng nguồn năng lượng sạch. Chẳng hạn như một nhóm 20 quốc gia tham gia sáng kiến “Sứ mệnh đổi mới”, trong đó có Mỹ, Pháp và Ấn Độ, sẽ thông báo tăng gấp đôi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch trong 5 năm tới. Ngoài ra, Pháp và Ấn Độ còn thành lập một liên minh toàn cầu với mục tiêu thu hút sự tham gia của khoảng 100 quốc gia ở các vùng nhiệt đới nhằm mở rộng sử dụng năng lượng mặt trời.

Tỉ phú người Mỹ Bill Gates, nhà đồng sáng lập tập đoàn phần mềm Microsoft, và lãnh đạo của một số tập đoàn lớn trên thế giới cũng sẽ đưa ra những cam kết chi hàng chục tỉ USD đầu tư phát triển công nghệ năng lượng sạch tại Hội nghị COP21 lần này. Ngoài ra, một số nước châu Âu công bố một quỹ trị giá 500 triệu USD giúp các nước đang phát triển giảm lượng khí thải carbon.

Xuân Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo