xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xung đột trên biển Đông: Mỹ cần phản ứng mạnh hơn

HOÀNG PHƯƠNG

Báo The Wall Street Journal (Mỹ): Washington cần tuyên bố rằng cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh “sáng tác” là trái với luật pháp quốc tế

Các chuyên gia và giới truyền thông quốc tế tiếp tục có những bài viết chỉ trích việc Trung Quốc liên tục có những động thái làm leo thang căng thẳng ở biển Đông và phân tích ý đồ thật sự đằng sau hành động này.

Phá kế hoạch của Mỹ

Mới đây, tiến sĩ Subhash Kapila (Ấn Độ), chuyên gia nhóm phân tích Nam Á, nhận định rằng Trung Quốc đang cố tình đẩy căng thẳng ở biển Đông đến mức cao nguy hiểm.
Trong bài viết đăng trên website của tạp chí Eurasia Review hôm 9-8, tác giả trên cho rằng chiến lược của Trung Quốc không chỉ nhằm giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ mà còn phục vụ cho những mục tiêu rộng lớn hơn là đánh bại Mỹ ở khu vực và trở thành một thế lực thống trị châu Á.
Thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược nói trên (trong mấy tháng qua) cũng đáng chú ý: Nó diễn ra không lâu sau khi Mỹ tuyên bố sẽ quay trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, Bắc Kinh hy vọng bằng cách tăng cường gây hấn ở biển Đông, nước này có thể phá vỡ kế hoạch tái cân bằng lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực này.
Tác giả kết luận rằng lập trường “trung lập” đối với biển Đông không còn là một lựa chọn khả thi nữa đối với Mỹ. Thay vào đó, nước này cần có những “nước cờ” nhằm “chiếu bí” Trung Quốc trước khi Bắc Kinh có thể “tống” được Washington khỏi châu Á - Thái Bình Dương.
img

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (phải) tiếp Ngoại trưởng

Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) tại Jakarta hôm 10-8. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, báo The Wall Street Journal (Mỹ) hôm 10-8 nhận định rằng tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông của Trung Quốc không có giá trị pháp lý và Mỹ là cường quốc duy nhất đủ mạnh để ngăn chặn Bắc Kinh trong việc hiện thực hóa tuyên bố này.
Bài viết đã điểm lại những động thái khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông, từ việc mời thầu dầu khí phi pháp cho đến việc sử dụng lực lượng hải quân và dân quân để leo thang căng thẳng. Thay vì thừa nhận hành vi hung hăng ở biển Đông, Trung Quốc lại cáo buộc Mỹ đang có những hành động gây hại cho quan hệ giữa nước này và các nước Đông Nam Á.

Theo bài viết, cơ hội tốt nhất để tránh nổ ra xung đột ở biển Đông là một sự phản ứng mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ. Nước này cần tuyên bố rằng cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc “sáng tác” là trái với luật pháp quốc tế, đồng thời nói rõ rằng Washington kiên quyết đấu tranh để bảo đảm các quyền tự do hàng hải ở biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 3 nước Đông Nam Á

Vấn đề biển Đông cũng là một trong những nội dung bàn thảo chính trong chuyến công du 3 nước Indonesia, Brunei và Malaysia của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì từ ngày 9 đến 13-8. Đáng chú ý là Brunei và Malaysia là 2 trong số 4 nước ASEAN có tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, trong lúc Indonesia đóng vai trò trung gian hàng đầu trong các cuộc thảo luận bên trong ASEAN về vấn đề này.

Tại Jakarta hôm 10-8, Tổng thống (TT) Susilo Bambang Yudhoyono và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia đã có cuộc hội đàm kín với ông Dương Khiết Trì. Phát biểu sau cuộc gặp, theo báo Jakarta Post, ngoại trưởng Marty cho biết TT Yudhoyono đã đề cập một loạt vấn đề khu vực và toàn cầu quan trọng, trong đó có việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc.

Trước thềm cuộc gặp trên, ông Marty đã cảnh báo về nguy cơ căng thẳng tiếp tục leo thang ở biển Đông nếu các bên không đạt được “một phương pháp tiếp cận chung”. Ngoại trưởng Indonesia có ý nói đến việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để giảm bớt căng thẳng giữacác bên.

Người Philippines giảm lòng tin đối với Trung Quốc

Kết quả khảo sát của tổ chức thăm dò dư luận Social Weather Stations cho thấy lòng tin của người dân Philippines đối với Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục qua vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough.
Cuộc khảo sát này thực hiện từ ngày 24 đến 27-5, trong đó 55% người Philippines không tin tưởng Trung Quốc.
Trong khi vào tháng 3, một tháng trước khi xảy ra tranh chấp, chỉ có 39% không đặt lòng tin vào Bắc Kinh.

H.B

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo