xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

100 NGÀY SÔI NỔI: Đi là vinh quang, ở là anh dũng

Phan Anh

Trong thế hệ một lớp chiến sĩ, cán bộ, cuộc chia ly tại Cao Lãnh là ra đi vì nghĩa lớn, thiêng liêng và cao cả nhưng hết sức cảm động. Đây cũng là nhu cầu chiến lược về nhân sự cho đất nước sau này, đặc biệt là cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm chống Mỹ cứu nước

Nâng niu hồi ký 100 ngày tập kết chuyển quân tại Cao Lãnh, Đồng Tháp đã sờn góc, ông Trần Bảo Hương, cán bộ Ban Kinh tế Tài chính tỉnh Long Châu Sa, bồi hồi: “Càng đến những ngày cuối, Cao Lãnh càng tấp nập. Bà con tranh thủ nấu cho cán bộ, bộ đội xôi, bánh phồng, mắm ruốc, sữa đặc… để mang theo ăn dọc đường ra Bắc. Người thân đến Cao Lãnh càng lúc càng đông hơn để sum họp với con cháu trong vài ngày ngắn ngủi. Cảnh sum họp có khác nhau nhưng mọi người đều chung một ý nghĩ gia đình đoàn tụ, đông vui và cầu mong người ra đi mạnh khỏe, trở về đông đủ; người ở lại tiếp tục sát cánh cùng nhân dân đấu tranh buộc địch thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước...”.

Vừa đoàn tụ đã chia tay

Là người đi chuyến tàu cuối cùng rời Cao Lãnh, ông Hương chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Ông nhớ có một đồng đội, gia đình vào thăm lần đầu, nghĩ rằng sẽ ở vùng căn cứ kháng chiến nên ngoài quần áo, quà bánh còn đóng cho một đôi ủng da loại tốt để phòng rắn độc. Có gia đình vào thăm, sau khi tay bắt mặt mừng hỏi han đủ thứ, còn đề nghị chiêu đãi toàn đại đội một bữa bánh hỏi thịt quay. Lãnh đạo đơn vị thấy đây là quan hệ tình cảm gia đình vừa là tình cảm tiền tuyến hậu phương nên vui vẻ nhận lời. “Nhưng chuyện làm tôi nhớ nhất là một bà mẹ nghèo ở vùng kháng chiến đến thăm con trai, mang theo 15 đồng và ghé tai con nhỏ to rằng: “Má chỉ có 15 đồng, muốn mua cho con cái khăn choàng để quấn cổ cho đỡ lạnh, lại muốn con có tiền xài như anh em. Vậy con chọn, nếu lấy khăn thì má đi mua”. Người con rất thương má, biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên thưa rằng: “Má cất đi để xài, con có đơn vị lo rồi”. Cảnh 2 mẹ con nghèo cứ ám ảnh tôi mãi, không biết ngày thống nhất họ có được sum họp không” - ông Hương xúc động.

Người dân chia tay khi bộ đội, cán bộ rời Cao Lãnh Ảnh: Tư Liệu
Người dân chia tay khi bộ đội, cán bộ rời Cao Lãnh Ảnh: Tư Liệu

Nhớ lại những ngày sắp rời Cao Lãnh, ông Trần Văn Khá, chiến sĩ Tiểu đoàn 309, đã khóc vì đó là lần cuối cùng ông gặp cha. Trước hôm đi mấy ngày, cha mẹ ông đến thăm. “Nhìn mẹ khóc mà tôi đau lòng. Vì không muốn xa con nên mẹ bảo tôi tình nguyện ở lại quê nhà phục vụ nhưng tôi trả lời: “Chuyện đi hay ở là do tổ chức sắp xếp. Đi hay ở cũng đều là nghĩa vụ với quê hương, đất nước, mẹ đừng lo” - ông nói.

Về giây phút chuẩn bị bàn giao Cao Lãnh cho Pháp sau 100 ngày quản lý, ông Hương cho biết sáng sớm hôm ấy, xung quanh nhà hội Mỹ Trà được bố trí chặt chẽ, cổng vào có chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong bộ quân phục kháng chiến, chân mang dép cao su, đầu đội mũ bọc vải, đứng nghiêm trang nhưng thân thiện với người qua lại. “Đối diện là lính trong bộ quân phục mà dân thường gọi là lính Bảo Hoàng hay Commanđô” - ông Hương kể. Khoảng hơn 9 giờ, chiếc trực thăng đáp xuống khoảng trống phía sau nhà hội Mỹ Trà. Đoàn đại diện chính phủ Pháp do một sĩ quan dẫn đầu, còn chính quyền cách mạng do ông Phạm Hùng làm đại diện, đứng ra bàn giao.

Bịn rịn người đi, kẻ ở

Sáng hôm sau, từng đoàn cán bộ, chiến sĩ di chuyển về bến Bắc Cao Lãnh, xuống tàu quân sự Pháp để ra Vũng Tàu đi Bắc. Hàng chục ngàn người dân từ các tỉnh miền Đông và Sài Gòn - Gia Định cùng bà con Cao Lãnh đứng dọc hai bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp với cờ đỏ, băng rôn, khẩu hiệu tung bay phất phới. Bộ đội đi đến đâu cũng được đồng bào tiễn đưa, hô vang. Ông Nguyễn Bảo Thạnh, chiến sĩ Trung đội E, kể: “Từ đò máy nhìn lên bờ, cờ xí rợp trời, không khí đưa tiễn rất náo nhiệt. Các chị, các mẹ trong những bộ đồ bà ba tươm tất, tóc búi gọn gàng, khoác lên vai các anh những chiếc khăn rằn kỷ niệm, đưa 2 ngón tay lên vẫy chào hứa hẹn sau 2 năm sẽ gặp lại làm ai cũng xúc động”.

Còn ông Trần Ngọc Long - chiến sĩ Đại đội 959, Tiểu đoàn 309 - hồi tưởng: “Chúng tôi vẫy tay chào nhân dân mà trong lòng nao nao một cảm giác khó tả. Riêng tôi, lúc này niềm vui xen lẫn nỗi buồn khiến tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến mặc dù đã được quán triệt tư tưởng trước khi đi. Vui vì được ra miền Bắc để xây dựng xã hội chủ nghĩa, có cơ hội được gặp Bác Hồ nhưng cũng buồn lắm”. Rồi ông lần giở cuốn nhật ký được ghi chép từ năm 1945-1975 và đọc bài thơ Tập kết. Đọc đến nửa bài, ông bật khóc nức nở. Giọng ông nấc nghẹn: “Tôi đã chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp. Biết bao tình cảm gắn bó, kể cả những hy sinh của đồng đội nên rời đi đâu dễ. Cảm xúc ngày chia tay 60 năm về trước vẫn còn nguyên vẹn trong tôi”. Trong thế hệ một lớp chiến sĩ, cán bộ, đây là cuộc chia ly vì nghĩa lớn thiêng liêng, cao cả nhưng hết sức cảm động. Cảnh mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng, con tiễn cha trong những ngày sôi nổi ấy đã hằn sâu trong tiềm thức của cả một thế hệ, đánh dấu một mốc son trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là nhu cầu chiến lược về nhân sự cho đất nước sau này, đặc biệt là cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm chống Mỹ cứu nước. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 27-10

Công trình ghi dấu ấn

Khi tập kết về Cao Lãnh, việc đầu tiên của cán bộ, chiến sĩ là đi thăm mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Ông Lê Huỳnh Minh, Trung đội phó Trung đội E (là người thiết kế khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc sau năm 1975), cho biết thực dân Pháp biết đây là mộ của một người yêu nước được nhân dân tôn kính nên để ý theo dõi. Lúc bấy giờ, chủ trương của Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Long Châu Sa là xây lại mộ cụ Phó bảng cho tươm tất để giáo dục truyền thống cách mạng và tạo lòng tin cho người dân. Trong một thời gian rất ngắn, với sự nhiệt tình giúp đỡ của nhân dân xã Hòa An, ngôi mộ được xây dựng rất khang trang.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo