xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

1.000 tỉ đồng “thừa” của Quỹ BHYT được dùng làm gì?

GS Tôn Thất Bách, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết phần kết dư của Quỹ Bảo hiểm y tế sau khi đã quyết toán hàng năm tạåi các tỉnh rất lớn, tới hơn 1.000 tỉ đồng. Nói một cách nôm na là Quỹ Bảo hiểm y tế đã “thừa” hơn 1.000 tỉ đồng nhưng người bệnh vẫn không được chi trả điều trị bằng kỹ thuật hiện đại vì sợ “vỡ” quỹ.

Cả nước hiện có 8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc, hơn 5 triệu người tham gia BHYT tự nguyện. Trung bình cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) chi trả BHYT cho số người tham gia BHYT bắt buộc là 84.000 đồng/người/năm. Bình quân, mỗi người có thẻ BHYT đi khám 2,2 lần/năm. BHYT thu rất đủ, nhưng chi khám chữa bệnh (KCB) lại rất “chặt chẽ” tới vô lý.

Chi trả như bố thí!

Theo GS Tôn Thất Bách, việc Quỹ BHYT kết dư là chuyện hết sức bình thường, nhưng kết dư lớn, đặc biệt là ở các tỉnh nghèo như hiện nay là do chi trả không hợp lý, không đúng.

 Nhiều bác sĩ làm việc lâu năm cho rằng, việc Quỹ BHYT kết dư lớn do việc chi trả cho công tác KCB hiện nay quá thấp. Danh mục bệnh, thuốc được chi trả còn nhiều hạn chế. BS Hồ Thanh Tiểng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TPHCM), cho biết: Các bệnh nhân có thẻ BHYT khám chữa bệnh bằng kỹ thuật cao chỉ được cơ quan BHXH thanh toán theo khung giá của thông tư 14, còn phần chênh lệch rất cao so với giá được thông tư này quy định thì bệnh nhân tự chi trả. Ông Lý Ngọc Kính, Vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế), cho biết thêm hiện nay, nguồn thu từ BHYT, viện phí mới chỉ đáp ứng được 30% kinh phí hoạt động của các bệnh viện, 70% còn lại do ngân sách Nhà nước cấp. Tại sao không dùng Quỹ BHYT bù vào phần thiếu hụt này để nâng chất lượng KCB?

Phải biết để dành (!!!)

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một quan chức cơ quan BHXH VN cho rằng, trong 11 năm hoạt động, Quỹ BHYT mới kết dư được 1.000 tỉ đồng là hoàn toàn không lớn. Mỗi năm, kinh phí KCB của cả nước đã hết hơn 1.000 tỉ đồng, như vậy kết dư này cũng chỉ đủ cho việc KCB trong 1 năm nếu như không phải thu viện phí. Và số kết dư này cũng chưa tính đến những tình huống đột biến như xảy ra dịch bệnh lớn. Việc thừa hay không của Quỹ BHYT không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân nào mà phụ thuộc vào xác suất rủi ro của người tham gia BHYT. Kết dư đó không ai được dùng mà là quỹ của cộng đồng. Quỹ đó sẽ trợ giúp trong những trường hợp mà nếu như năm tiếp theo thu không đủ bù chi, quỹ đó sẽ bù ra. Trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, không thể nói trước năm nay có hay không có dịch bệnh.

Có thẻ BHYT mà đành ... chạy theo dịch vụ

Trong nhiều năm qua, dư luận không ít lần than phiền về chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ đối với bệnh nhân BHYT. Nhiều bác sĩ khám cho bệnh nhân có thẻ BHYT như làm phúc. Đơn thuốc chỉ gồm các loại thuốc rẻ tiền, công dụng thấp. Vì thế, không ít trường hợp bệnh nhân bỏ tiền túi ra khám dịch vụ để được phục vụ tốt hơn thay vì xài thẻ BHYT.

Điều người bệnh mong muốn nhất ở thẻ BHYT là được chi trả những khoản thanh toán lớn, vượt quá khả năng chi trả của họ thì không được đáp ứng. Tại Bệnh viện Mắt TPHCM, mỗi ca phẫu thuật mắt bằng phương pháp phaco, chi phí tối thiểu là 1,6 triệu đồng, nhưng BHXH chỉ thanh toán cho bệnh nhân có thẻ BHYT 160.000 đồng.

Nói vòng vo, đổ cho... khung giá!

Ông Hoàng Kiến Thiết, Trưởng Phòng BHXH tự nguyện (Cơ quan BHXH VN), cho biết: Mặc dù Cơ quan BHXH VN là nơi trực tiếp quản lý số tiền bán thẻ BHYT nhưng việc chi tiêu ra sao, chi trả thế nào lại do liên bộ Y tế, Tài chính và Bộ LĐ-TB-XH quyết định. Lý do duy nhất mà BHXH chưa chi trả cho một số danh mục bệnh hiểm nghèo vì không có khung giá nên không có cơ sở để chi trả do hội đồng quản lý là các bộ trên chưa ban hành được. 

Vẫn theo ông Thiết, BHXH hiện nay còn có cái khó là không thể quyết định được chất lượng dịch vụ KCB cho bệnh nhân mua BHYT. Thông thường, hợp đồng giữa cơ quan BHXH và người tham gia BHYT là hợp đồng tay đôi, khi rủi ro, cơ quan BHYT có trách nhiệm chi trả trực tiếp. Nhưng hiện nay là hợp đồng tay ba: người tham gia BHYT – cơ quan BHXH – cơ sở KCB.

Phương Anh


TS NGUYỄN THANH LIÊM, Viện trưởng Viện Nhi Trung ương:

Nên ủng hộ  bệnh nhi nghèo

Hiện nay có nhiều trẻ em vì điều kiện kinh tế khó khăn nên không được hưởng chế độ điều trị tốt. Vì thế, theo tôi, tốt nhất là số tiền dư ra đó nên ủng hộ cho trẻ em nghèo khi phải nằm viện. Nhất là hiện nay có nhiều căn bệnh đòi hỏi chi phí điều trị rất lớn. Ví dụ một phẫu thuật tim hở là 15 triệu đồng, mà BHYT chi được có mấy triệu thì không thể nào các em đi mổ được. Hoặc chạy thận nhân tạo chẳng hạn, nếu không được chi trả thì làm sao các em được điều trị...

Đối với Viện Nhi, hầu như BHYT không chi trả chút nào các vật tư tiêu hao, chỉ trả tiền thuốc, mà tiền thuốc cũng chỉ được tới trần thôi. Trong khi đó các chi phí tiêu hao của bệnh viện rất lớn. Hàng ngày, Viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 1.000 người đến khám bệnh và có khoảng 750 bệnh nhân nằm điều trị. Tuy nhiên, kinh phí duyệt chi cho viện lại chỉ là 500 giường bệnh số vượt lên đó không ai chi tiền cả.


TS LÝ NGỌC KÍNH, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Bộ Y tế:

BHYT quy định mập mờ khiến BV phải chữa cầm chừng

Vấn đề BHYT của ta còn mới, thời gian qua có địa phương làm tốt, có nơi làm không tốt. Vì thế đúng là có nơi bị vỡ quỹ thật. Và BHYT luôn nói là số thu BHYT thấp quá, sợ vỡ quỹ nên hạn chế chi trả cho bệnh nhân và bệnh viện nên cứ “để dành” tiền. Cuối cùng tiền kết dư thì lớn mà người bệnh lại thiệt thòi.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Tổng Giám đốc BHXH VN về chuyện này và bày tỏ quan điểm không tán thành việc sử dụng số tiền kết dư vào bất kỳ hoạt động nào. Cuối cùng đã thống nhất quan điểm là số tiền đó phải được quay về chi cho khám chữa bệnh.

Việc BHXH chuẩn bị đưa ra hình thức BHYT tự nguyện và người bệnh có thể được chi trả cả hình thức khám chữa bệnh ngoại trú là hướng đi đúng. Tuy nhiên, cần phải sửa ngay những điểm bất cập, không còn phù hợp trong chế độ chi trả BHYT hiện nay. Bộ Y tế sẽ cùng bàn bạc với BHXH để sửa đổi BHYT nhằm bảo đảm quyền lợi của người bệnh. Người bệnh được coi là trung tâm nên phải “vì bệnh nhân” chứ khôâng thể vì cái khác được. Ví dụ giá trần hiện nay là thấp. BHYT quy định rất mập mờ là vượt trần mà quỹ còn thì BHYT sẽ trả. Các bệnh viện luôn phải dựa vào giá trần đó, không dám vượt lên. Sợ rằng BHYT nói là hết quỹ không trả, phải xuất toán lại. Vì thế đáng lẽ được điều trị bằng thiết bị, thuốc tốt nhất thì chỉ được dùng loại vừa phải thôi... Việc sửa đổi này đang được tiến hành và cố gắng là sẽ sửa đổi trong năm 2003 này.

H.Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo