xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm sẽ cho kết quả rõ hơn

Nguyễn Quyết

(NLĐO)- ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) đưa ra trường hợp "1 đồng chí có 50% tín nhiệm cao, 50% tín nhiệm thấp; 1 đồng chí 1/3 tín nhiệm cao, 1/3 tín nhiệm và 1/3 tín nhiệm thấp thì không biết ai hơn ai” trong khi nhiều ĐBQH đề nghị chỉ nên có 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm.

 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang bỏ phiếu tín nhiệm- ảnh chụp qua màn hình

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang bỏ phiếu trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm ngày 15-11 - Ảnh chụp qua màn hình

 

Chiều ngày 20-11, Quốc hội (QH) thảo luận thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Theo Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTV), về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, quy định của Nghị quyết số 35/2012/QH13 cũng như trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi lần này đều thể hiện theo hướng để người có tín nhiệm thấp có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không còn được tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó mà không phải qua bước bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này sẽ góp phần xây dựng “văn hóa từ chức” trong cơ quan nhà nước như ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu.

UBTV QH chỉnh lý: “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số ĐBQH, ĐB HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTV QH trình QH, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.”

Nhất trí với hướng này, ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) cho rằng cần bổ sung: "Người lấy phiếu phải kê khai đầy đủ trung thực kê khai tài sản và thu nhập cá nhân”.

Tương tự, ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên-Huế) cũng khẳng định việc này mục đích của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là nhằm năng cao chất lượng của bộ máy nhà nước Hành pháp-Lập pháp-Tư pháp.

Về mức độ thể hiện trên phiếu tín nhiệm, UBTV QH cho rằng, quy định 3 mức độ tín nhiệm (tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp) nhằm phân biệt rõ hơn giữa quy trình lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, tạo thuận lợi hơn trong việc xác định hệ quả của hoạt động này, xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Nhiều ĐBQH phát biểu đều bày tỏ quan điểm của mình cũng như nói thay tiếng nói cử tri, chỉ nên lấy 2 mức tín nhiệm: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. ĐB Võ Thị Dung (TP HCM) bày tỏ thái độ mạnh mẽ hơn qua câu hỏi: “Có phải QH quá lo cho sự an toàn của người được lấy phiếu hay không? Cá nhân tôi và đông đảo cử tri đồng tình 2 mức: tín nhiệm và không tín nhiệm để kết quả rõ ràng hơn”.

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cũng đưa ra phép toán để QH dễ theo dõi: “Một đồng chí có 50% tín nhiệm cao, 50% tín nhiệm thấp; 1 đồng chí 1/3 tín nhiệm cao, 1/3 tín nhiệm và 1/3 tín nhiệm thấp thì không biết ai hơn ai”. Theo ĐB Bùi Thị An, cũng nên tổ chức 2 năm một lần vì sẽ có bao nhiêu ĐB của nhiệm kỳ này tái cử ở nhiệm kỳ tiếp theo?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo