xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

44 năm “con đường máu”: Tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn

Bài và ảnh: TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG

Vì thủ tục rườm rà, mỗi chuyến xe chở khách du lịch qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo (tỉnh Quảng Trị) thường mất thời gian gấp đôi so với cửa khẩu Lào và gấp 3-4 lần so với cửa khẩu Thái Lan

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối từ Myanmar qua Thái Lan, Trung Lào đến Đà Nẵng dài 1.450 km chính thức thông tuyến gần 10 năm nay với vốn đầu tư trên 200 triệu USD mở ra triển vọng phát triển và giao lưu to lớn cho khu vực. Song, kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Chưa phát triển tương xứng

Ghi chép của chúng tôi khi làm việc với cơ quan xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo về lượng khách du lịch qua cửa khẩu này cho thấy: Năm 2008, lượng du khách Thái đến Việt Nam chưa tới 100.000 lượt, con số du khách Việt Nam tương ứng chỉ bằng một phần tư. Trong năm 2009, tổng lượt khách qua lại cửa khẩu này là 240.322 lượt chia đều cho cả đi và đến, tăng bình quân 10% so với năm 2008.

Đến tháng 7-2014, thực hiện hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại giữa các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng, Lào và Việt Nam đã phối hợp kiểm tra, làm thủ tục xuất nhập cảnh cho toàn bộ người, hàng hóa và phương tiện tại một cửa. Tuy vậy, theo Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Savannakhet - Lào, 2/3 lượng du khách Thái đến miền Trung  đều bằng máy bay. Năm 2015, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai việc mở các đường bay trực tiếp Bangkok đến Huế... Lượng khách du lịch đường bộ qua EWEC nhìn chung tăng trưởng không cao trong những năm qua dù giao thông thuận lợi hơn rất nhiều.

 

Các bạn trẻ Thái Lan đọc tờ rơi giới thiệu về du lịch Hội An
Các bạn trẻ Thái Lan đọc tờ rơi giới thiệu về du lịch Hội An

 

Theo các nhà phân tích, chỉ riêng về lĩnh vực du lịch, tiềm năng còn lớn hơn nhiều nếu các bên liên quan có những cố gắng hơn nữa về nhiều mặt.

Trước hết là vấn đề tay lái thuận nghịch. Các đoàn caravan tay lái nghịch quốc tịch Thái Lan nay được phép vào Việt Nam theo đoàn nhưng đơn vị dịch vụ ở nước ta vẫn phải mất thời gian ít nhất 1 tuần trước khi đón khách để lấy giấy phép từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Nếu đoàn xe mang quốc tịch khác như Malaysia, Singapore... thì phải có giấy phép của Chính phủ sau khi có chữ ký của nhiều bộ, ngành khác. Do vậy, thời gian có khi kéo dài cả tháng.

Một hướng dẫn viên du lịch trên tuyến cho biết đến nay, thủ tục xuất nhập cảnh cho người tuy đơn giản hơn nhưng vẫn chưa thống nhất về biểu mẫu giữa 3 nước. Vì thủ tục rườm rà, mỗi chuyến xe chở khách du lịch qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo thường mất thời gian gấp đôi so với cửa khẩu Lào và gấp 3-4 lần so với cửa khẩu Thái Lan.

Theo các công ty lữ hành Việt Nam hoạt động tại miền Trung, chính những rào cản chủ quan này đã làm nản lòng khách du lịch đường bộ.

Cạnh tranh kiểu “ôm nhau cùng chết”

Ngoài ra, nhiều công ty lữ hành tại Việt Nam đang cạnh tranh không lành mạnh. Như lời giám đốc một công ty lữ hành tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, “đó là sự cạnh tranh để cùng ôm nhau chết”.

Một du khách Thái Lan đi Việt Nam trong 7 ngày thường mua tour tại Bangkok với giá 99.000 baht (300 USD) nhưng có đơn vị sẵn sàng hạ xuống mức 89.000 baht để giành khách. “Giảm giá tour sẽ kéo theo giảm chất lượng các dịch vụ, làm hạ uy tín chung của cả ngành, đó là điều cấm kỵ!” - anh Vivalam Hoang, một hướng dẫn viên Việt kiều tại Bangkok, nhận xét.

Sự bất tương thích lớn nhất của du lịch trên tuyến EWEC là các dịch vụ trên đường. Suốt từ cửa khẩu Lao Bảo về đến Đông Hà (Quảng Trị), Đà Nẵng, Hội An gần 300 km tuyệt nhiên không có các trạm dừng chân đúng tiêu chuẩn mà người Thái đã làm từ lâu. Các hướng dẫn viên thường cho xe dừng ở các quán ăn, khách sạn, cây xăng dọc đường để... du khách “giải tỏa”. Điều đơn giản này đã được nhiều doanh nghiệp Thái Lan bức xúc nêu lên tại Hội nghị Du lịch 3 nước Việt - Lào - Thái từ năm 1998 ở Savannakhet và gần đây tại Roadshow du lịch miền Trung tổ chức ở Bangkok. Phía bạn phản ứng rất gay gắt nhưng vẫn như “nước đổ lá khoai”.

Dọc miền Trung, mỗi năm còn có hàng trăm lễ hội văn hóa - lịch sử đặc sắc. Đó là nguồn vốn quý của phát triển du lịch lẫn giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, chắt lọc và tổ chức thành một chuỗi sự kiện để đưa vào các tour mời chào du khách quốc tế thì vẫn chưa ai làm.

Lực lượng hướng dẫn viên tiếng Thái yếu cũng là vấn đề nan giải. Một thị trường du khách đầy tiềm năng trên EWEC cần nhiều hướng dẫn viên biết tiếng Thái, thậm chí tiếng Mã, tiếng Lào nhưng nhìn kỹ thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Gần đây, vài sinh viên du học tại Thái Lan và vài người lớn tuổi từng ở Thái đã về tranh thủ làm thêm nhưng chất lượng chưa cao vì vốn văn hóa hạn chế.

Cuối cùng, sự kết hợp để cùng chia sẻ lợi ích trong chuỗi giá trị mà du lịch đem lại ở miền Trung cũng là điều đáng quan tâm. Ở Thái Lan, hướng dẫn viên du lịch làm việc không có lương nhưng họ là sợi dây kết nối giữa du khách - công ty lữ hành - nhà hàng - khách sạn - siêu thị- chủ xe vận chuyển và cả điểm bán hàng lưu niệm. Họ được du khách trả tiền tip, được các cơ sở vừa nêu trả hoa hồng trên doanh thu nên làm việc cật lực và chuyên nghiệp.

Do vậy, việc thiếu hợp tác cũng gây nên sự lãng phí to lớn trong phát triển du lịch trên EWEC.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo