xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác sĩ chẳng chịu về quê

KỲ NAM - Bích vân

Dù trải thảm đỏ, đưa ra chính sách hậu đãi nhưng bác sĩ nhất quyết không chịu về quê. Tình trạng thiếu bác sĩ đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở nhiều địa phương

Khánh Hòa là một trong những địa phương điển hình cho tình trạng thiếu bác sĩ (BS) dù hàng chục năm qua, địa phương này tìm mọi cách chiêu mộ thầy thuốc.

16 năm tuyển được 2 người

Theo tính toán đến năm 2020, ngành y tế tỉnh Khánh Hòa cần khoảng 1.000 BS để đạt tỉ lệ theo quy định là 8 BS/10.000 dân. Nhưng còn lâu Khánh Hòa mới đạt được mục tiêu này.

Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, hằng năm, nhân lực y tế của tỉnh chủ yếu bổ sung về điều dưỡng, dược sĩ trung học. Riêng đội ngũ BS thiếu trầm trọng, khó có thể đạt tỉ lệ 10 BS/10.000 dân như chỉ tiêu đề ra vào năm 2020. Điển hình như thị xã Ninh Hòa có dân số 250.000 người nhưng chỉ có 68 bác sĩ, chỉ đạt 2,8 BS/10.000 dân. Huyện Vạn Ninh còn ít hơn, chỉ có 27 BS, tỉ lệ 2 BS/10.000 dân. Toàn huyện miền núi Khánh Sơn có 13 BS, dẫn đến cả tuyến huyện và xã lúc nào cũng thiếu BS.


Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng 20 năm qua chỉ thu hút được 1 bác sĩ hệ chính quyẢnh: Bích Vân

Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng 20 năm qua chỉ thu hút được 1 bác sĩ hệ chính quyẢnh: Bích Vân


Tỉnh Khánh Hòa khan hiếm bác sĩ trầm trọng Ảnh: KỲ NAM

Tỉnh Khánh Hòa khan hiếm bác sĩ trầm trọng Ảnh: KỲ NAM

Ở TP Nha Trang, mặc dù lượng BS nhiều hơn, tỉ lệ trên 10 BS/10.000 dân nhưng các bệnh viện (BV) chuyên khoa đặc thù như: lao, tâm thần, da liễu… lại thiếu nghiêm trọng. Đơn cử tại BV Lao phổi Khánh Hòa, sau 16 năm hoạt động đến nay, chỉ mới tuyển được 2 BS dự phòng trong khi 3 người xin chuyển công tác và nghỉ hưu. Hiện tại, BV còn thiếu 8 BS đa khoa để thực hiện công tác khám, chữa bệnh và triển khai các kỹ thuật cận lâm sàng nhưng không tuyển được.

Ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho rằng nguyên nhân khiến các BV công lập tuyến tỉnh và huyện thiếu bác sĩ là do từ nhiều năm nay, một bộ phận sinh viên theo học ngành y rồi ở lại các TP lớn tìm cơ hội vào BV tuyến trung ương chứ không chịu về tỉnh. Ngay cả y tế tư nhân hiện nay rất phát triển, có nhiều chính sách thu hút về tiền lương và cơ sở vật chất nên cũng “hớt” mất một phần. “Vả lại, cơ sở vật chất ở BV tuyến huyện, trạm y tế xã còn thiếu khiến các BS không muốn về. Ở nhiều địa phương có phái cử đào tạo, nhiều BS sẵn sàng đền bù chi phí đào tạo để đi nơi khác” - ông Minh nhấn mạnh.

Từ năm 2009, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế với mục tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng 289 BS chính quy và liên thông trình độ sau ĐH. Đến nay, mới có 40 trường hợp ra trường về công tác tại các BV, 40 trường hợp đang theo học. Dự kiến đến năm 2020 mới có 133 BS, 142 cử nhân kỹ thuật y học và các lĩnh vực khác ra trường. Tính cả lượng bổ sung này thì Khánh Hòa vẫn thiếu đến 288 BS.

“Chính sách thu hút nhân lực ngành y tế ban hành năm 2014 đến nay cũng chỉ thu hút được 58 BS. Trong khi việc đào tạo theo địa chỉ này đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe, phải có điểm đầu vào cao, là học sinh giỏi và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thì mới được phái cử đi học. Do đó, số lượng đào tạo diện này không được nhiều. Còn cử tuyển cũng rất ít trường hợp đáp ứng yêu cầu nên cả tỉnh Khánh Hòa chỉ có được 4-5 người” - ông Minh phân trần.

Tuyến huyện, chuyên ngành cùng lao đao

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, có nhiều điều kiện phát triển y tế so với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nhưng nhiều năm nay cũng rơi vào tình trạng thiếu BS trầm trọng.

Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu hiện có 54 BS. Ông Lê Văn Sỹ, giám đốc trung tâm, cho biết con số này quá ít so với thực trạng khám chữa bệnh tại trung tâm. Vì thiếu người nên nhiều khoa khám bệnh của trung tâm phải “ở ghép” với nhau. Thậm chí, do không có BS nên trung tâm không thể mở được khoa hồi sức cấp cứu. “Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chúng tôi cần 30 BS nữa nhưng chẳng biết lấy đâu ra” - ông Sỹ nói.

Tại BV Đa khoa huyện Hòa Vang, số BS cũng chỉ vỏn vẹn 31 người nhưng hết 9 người điều động về trạm y tế xã. Với việc khám chữa bệnh cho hơn 600 bệnh nhân mỗi ngày thì BV này luôn trong tình trạng quá tải. BV đã làm nhiều cách như tới tận các trường y để thuyết phục sinh viên sau khi ra trường về “đầu quân” cho BV, trả gấp đôi tiền lương, hỗ trợ tiền ăn ở… nhưng vẫn không tìm được BS.

BV tuyến huyện đã vậy, BV chuyên ngành còn lao đao hơn, điển hình như BV Tâm thần Đà Nẵng. BS Trần Nguyên Ngọc, Phó Giám đốc BV, cho hay 20 năm qua, chỉ duy nhất 1 BS chính quy về công tác tại BV. “Phải nhờ sự quyết liệt của Sở Y tế TP Đà Nẵng, một BS tốt nghiệp ĐH Y Dược Hà Nội mới chịu về với chúng tôi theo đề án thu hút nhân lực chất lượng cao của TP Đà Nẵng. Vất vả 20 năm mới có 1 BS chính quy về BV như thế đấy” - BS Ngọc nêu khó khăn.

Theo BS Ngọc, gần như không có cử nhân y khoa nào muốn về BV chuyên ngành vì họ suy nghĩ ít có điều kiện tiến thân. Nhưng mấu chốt vẫn do tiền lương, thu nhập quá thấp nên dù cố mời mọc họ cũng không chịu về. “Một BS mới ra trường nếu về nhận công tác tại BV Tâm thần Đà Nẵng thì cộng hết các khoản thu nhập cũng chỉ chừng hơn 3 triệu đồng. Lương thấp như vậy nên không có BS nào chịu về cả” - BS Ngọc trải lòng.

Kỳ tới: Loay hoay ở vùng trũng

Đủ cách thu hút vẫn như không

Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, nhìn nhận ở Đà Nẵng, từ BV đa khoa đến chuyên ngành, BV tuyến huyện, trung tâm y tế dự phòng, pháp y, trạm y tế… đều đối mặt với bài toán khan hiếm nhân lực. “Đơn vị nào cũng thiếu BS. Biện pháp triển khai nhiều rồi và cũng đủ các phương pháp thu hút nhưng vẫn chưa được cải thiện” - Bà Yến nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo