xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão giật cấp 15,16 áp sát miền Trung

Văn Duẩn

(NLĐO)- Bão số 11 đang giật cấp 16, với diễn biến cực kỳ phức tạp và nguy hiểm đang trực chỉ vào sát bờ biển khu vực Quảng Ngãi - Quảng Trị. Thủ tướng yêu cầu các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão huỷ, hoãn các cuộc họp để tập trung chống bão.

img
Vị trí, vùng ảnh hưởng và hướng di chuyển của bão số 11 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương
 
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, lúc 7 giờ sáng nay 14-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ vĩ Bắc; 111,3 độ kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa. Cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 280km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
 
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km.
 
Đến 7 giờ ngày 15-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ vĩ Bắc; 108,0 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. 
 
Trong khi đó, theo dự báo của Hải quân Mỹ sáng nay, bão Nari (bão số 11) đang hướng tới khu vực TP Đà Nẵng.
 
Tính đến 6 giờ sáng nay, Biên phòng các tỉnh đã phối hợp với địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 68.062 phương tiện/292.783 người biết diễn biễn của bão để chủ động di chuyển phòng tránh và di chuyển đến nơi an toàn. Cụ thể khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên (150N đến 180N) đã neo đậu tại bến 18.494 tàu/43.705 người; đang di chuyển vào bờ: 96 tàu/560 người (Quảng Bình 93 tàu/523 người; Đà Nẵng 03 tàu/37 người); hoạt động ven bờ 321 tàu/1.975 người (Quảng Ngãi); các khu vực khác: 49.126 tàu/246.363 người đang hoạt động trên biển hoặc neo đậu tại các bến.
 
Theo báo cáo nhanh của Vụ Quản lý công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT), các hồ chứa thủy lợi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh hồ chứa thủy lợi nhỏ hầu hết đã tích đầy nước. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng các hồ chứa đang tích phổ biến ở mức từ 60 - 80% so với thiết kế.
 
Các hồ chứa trên 10 triệu m3 đã tích đầy nước gồm: Sông Mực, Yên Mỹ (Thanh Hóa), Vực Mấu, Vệ Vừng, Khe Đá, Xuân Dương, Sông Sào (Nghệ An), Kẻ Gỗ, Sông Rác, Thượng Tuy, Kim Sơn (Hà Tĩnh), Tiên Lang (Quang Bình), Hòa Mỹ (Thừa Thiên Huế), Khe Tân (Quảng Nam).
 
Các hồ chứa tràn có cửa van đang xả nước hoặc chuẩn bị xả gồm: Sông Mực, Yên Mỹ (Thanh Hóa), Vực Mấu, Sông Sào (Nghệ An), Kẻ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn (Hà Tĩnh), Vực Tròn (Quảng Bình), Truồi, (Thừa Thiên Huế), Phú Ninh (Quảng Nam).
 
Tối 13-10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1616/CĐ-TTg, gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, từ Thanh Hoá đến Phú Yên; các bộ, ngành chỉ đạo ứng phó với bão số 11.
 
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, bộ, ngành  chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng, chống bão số 11 nhằm hạn chế thiệt hại do bão, lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản.
 
img
Người dân ở TP Đà Nẵng đưa ngư cụ, thuyền lên bờ để tránh bão số 11 - Ảnh: Hoàng Dũng
 
Các tỉnh phải đình hoãn các cuộc họp để tập trung cao cho công tác phòng, chống bão. Tùy theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển và bằng mọi biện pháp kêu gọi tất cả tàu thuyền về nơi tránh trú bão; tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn, kiên quyết không để người ở lại tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ; có các phương án sơ tán, di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, những nơi có khả năng ngập sâu và có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất; cử người canh gác tại các khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho đi qua những khu vực nguy hiểm; nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ; khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng công trình; cắt tỉa cành cây bao gồm cả khu vực miền núi; chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn của bão. 
 
Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo và phương án sơ tán nhân dân vùng hạ du trước khi xả lũ; thực hiện đóng biển thông báo vùng xả lũ và tiến hành thường xuyên hàng năm trước mùa mưa lũ.
 
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp nêu trên, đặc biệt đối với các tỉnh đã bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 11, cần rà soát triển khai ngay và kiên quyết không để dân bị đói, rét.
 
Trước tình hình khẩn cấp đối phó cơn bãosố 11, Ban chỉ đạo PCLB Trung ương-Ủy ban Quốc gia TKCN cũng đã cử 2 đoàn công tác: 1 đoàn do Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải làm trưởng đoàn đi TP Đà Nẵng; 1 đoàn do Bộ trưởng Cao Đức Phát-Trưởng ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, làm trưởng đoàn đi vào tỉnh Thừa Thiên-Huế để chỉ đạo trực tiếp các phương án đối phó với bão.
 
Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn cũng đã có đoàn công tác do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng-Phó ban thường trực Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, làm trưởng đoàn vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh để kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hồ chứa.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo