xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ người chống tiêu cực - tiếng nói từ Quốc hội

Theo L.Đ

Nếu pháp luật và dư luận không bảo vệ được những người chống tiêu cực thì sẽ không bao giờ hết được tiêu cực. Bảo vệ những người chống tiêu cực chính là góp phần bảo vệ kỷ cương, phép nước.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng:

Cần điều luật bảo vệ người chống tiêu cực

Bảo vệ những người dám đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng như thế nào? Có biện pháp nào để trừng trị những kẻ trù dập? Về những vấn đề này, ông Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên. Ông Dũng cho biết:

- Trong quy định của Bộ luật Hình sự (Điều 246 và 247) có tội danh "che giấu tội phạm" và "không tố giác tội phạm" với mức hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Như vậy, luật pháp VN đã có quy định về trách nhiệm pháp lý đối với người tố cáo. Tuy nhiên, áp đặt quy định này không dễ, mà nguyên nhân của nó chính là do e ngại trù dập. Nhiều người biết rõ tội phạm, tiêu cực, tham nhũng nhưng thường tìm cách tránh hơn là tố cáo, ngăn chặn. Giữa trách nhiệm pháp lý và rủi ro bị trả thù mâu thuẫn nhau, cho nên trong việc đấu tranh tố cáo tiêu cực, trách nhiệm công dân mới là quan trọng hơn cả.

* Như vậy là vì sự trù dập cho nên nhiều người không dám tố cáo tiêu cực, dù đó là trách nhiệm pháp lý, thưa ông?

- Vấn đề đặt ra là phải bảo vệ người tố cáo. Việc này phải đưa thành một điều luật (hoặc nội quy trong các cơ quan, đơn vị). Theo tôi, muốn bảo vệ được họ thì trước hết phải tuyên truyền nâng cao trách nhiệm công dân, có hình thức nêu gương, khen thưởng, biểu dương, tôn vinh những người này. Thứ hai là phải có quy định về đảm bảo nguyên tắc vô danh tính người tố cáo, trừng trị ngay hành vi trù dập. Nếu như luật đã quy định tội danh che giấu và không tố cáo tội phạm thì cũng phải có luật bảo vệ người tố giác và trừng trị hành vi trù dập...

* Nhưng thưa ông, ai cũng biết là phải bảo vệ danh tính người tố cáo nhưng trong thực tế đơn tố cáo nặc danh lại không được xem xét, mà đơn có danh đôi khi lại được copy gửi về chính đơn vị hoặc người bị tố cáo?

- Đúng là việc bảo vệ những người tố cáo ở ta hiện nay còn kém. Đơn thư tố cáo nặc danh không được xem xét, cho nên muốn được xem xét phải ghi đúng danh tính, mà ghi danh lại có nguy cơ bị trù dập. Chỉ các cơ quan trong hệ thống của Đảng làm tốt. Khi cơ quan cấp trên nhận được đơn tố cáo thì chỉ trích nội dung tố cáo đưa vào công văn gửi đến cơ quan giải quyết tố cáo, không để lộ danh tính người tố cáo. Trong thực tế, ngoài hệ thống của Đảng, các cơ quan, ban ngành đều copy nguyên đơn gửi về nơi giải quyết tố cáo (có khi gửi đúng người bị tố cáo).

Theo tôi, phải có quy chế về việc này, như chỉ những người phụ trách văn thư lưu trữ mới biết danh tính người tố cáo, nhưng họ không biết vụ việc. Ngược lại người xử lý vụ việc không biết người tố cáo. Có như vậy, danh tính người tố cáo mới không bị rò rỉ. Người bị trù dập cũng có quyền làm đơn khiếu kiện về hành vi trù dập, và phải được các cơ quan thẩm quyền xem xét nghiêm khắc.

* Nhưng thưa ông, như thế nào thì được coi là trù dập?

- Sau khi việc tố giác đã được công khai ở cơ quan, đơn vị, bất cứ một sự phân biệt đối xử nào xảy ra đối với người tố cáo và những người khác đều bị coi là trù dập. Tất nhiên, một điều luật như trên cũng chưa hẳn đã bảo vệ được người chống tiêu cực. Người đó có thể không bị mất chức, mất lương, thưởng nhưng chắc chắn cơ hội thăng tiến là không có. Ngoài ra, các quy trình, thủ tục liên quan đến người tố cáo (như đề bạt, nâng lương, kỷ luật, xét thưởng...) phải được thực hiện theo một thủ tục khác, quy trình khác và được xem xét bởi một hội đồng khác (như mặt trận, công đoàn...), không có sự tham gia của người bị tố cáo...

* Nhiều người muốn tố cáo ai đó, việc gì đó thường tìm đến báo chí. Và họ cho rằng báo chí vừa là nơi điều tra khách quan, vừa là nơi có thể giấu được danh tính cho họ. Quan điểm của ông như thế nào?

- Theo tôi, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực và chống hành vi trù dập người chống tiêu cực, sự hỗ trợ của công luận là hết sức quan trọng, rất cần phát huy. Tất nhiên, báo chí cũng phải được dành nhiều quyền hơn trong việc đấu tranh chống tiêu cực.

* Thưa ông, khi chúng ta có những điều luật bảo vệ người tố cáo tiêu cực, liệu có dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan (thậm chí vu khống) hay không?

- Tố cáo (tích cực) và vu khống rất gần nhau. Và đây chính là mặt ngược của việc bảo vệ người tố cáo. Người xấu trong xã hội còn nhiều, và nhiều người trong số đó lợi dụng sự bảo vệ của pháp luật để vu khống. Hiện nay, có đến một nửa số trường hợp tố cáo là nhằm vào cái ghế chứ không phải nhằm vào hành vi của người bị tố cáo. Khuyến khích chống tiêu cực, chống tham nhũng nhưng không thể để loạn cả hệ thống lên. Việc đơn nặc danh không được xem xét chính là đã giải quyết được một phần nguy cơ này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo